Đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

(khoahocdoisong.vn) -Trẻ tự kỷ được ghi nhận ngày càng nhiều trong cộng đồng; trẻ nam gấp 4 - 5 lần trẻ nữ. Theo PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, với mô hình đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng, nhiều trẻ đã được điều trị.

“Đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng” được các bác sĩ thuộc Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM triển khai, bên cạnh việc ghi nhận đóng góp của lĩnh vực Âm ngữ trị liệu, còn giúp phụ huynh - người thân của trẻ em tự kỷ hiểu rằng hiện nay tại Việt Nam có một mô hình giúp con họ có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

“Đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng” được các bác sĩ thuộc Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM triển khai.

“Đưa trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng” được các bác sĩ thuộc Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM triển khai.

PGS.TS.BS Ngô Minh Xuân cho biết thêm, từ cuối năm 2017 đến 2020, chương trình đã giúp 75 trẻ tự kỷ hòa nhập vào cộng đồng và 255 trẻ đang được can thiệp.

“Cách đây hơn 11 năm, khi lần đầu tiên đưa mô hình Âm ngữ trị liệu về Việt Nam, tôi chỉ mong muốn đơn giản là có thể điều trị cho trẻ em mổ hở hàm ếch sau mổ hay trẻ em cấy ốc tai có thể nói được bình thường. Nhưng khi trẻ được tập về âm ngữ trị liệu, chúng tôi phát hiện có thể giúp được trẻ tự kỷ. Qua đó đã giúp được nhiều trẻ hòa nhập vào cộng đồng, bước vào lớp một của các trường phổ thông”, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Y học TPHCM chia sẻ thêm.

Theo ThS Hoàng Văn Quyên, Chuyên gia Ngôn ngữ trị liệu, Phòng khám Đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TPHCM, trẻ tự kỷ sẽ được hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ăn uống, kỹ năng ngủ và đi vệ sinh… cuối cùng là giúp cho trẻ có phương pháp, kỹ thuật nhận định đúng, để phụ huynh giúp trẻ tự kỷ sinh hoạt hằng ngày, trong môi trường tự nhiên.

Trẻ tự kỷ sẽ được hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ăn uống, kỹ năng ngũ và đi vệ sinh...

Trẻ tự kỷ sẽ được hướng dẫn về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ăn uống, kỹ năng ngũ và đi vệ sinh...

“Khi chẩn đoán một trẻ bị tự kỷ cần đến nhiều bác sĩ chuyên khoa như tai mũi họng, tâm lý, vật lý trị liệu, chuyên viên tâm lý, chuyên viên giáo dục đặc biệt… Tất cả ngồi lại với nhau để huấn luyện cho phụ huynh từng lĩnh vực, vì trẻ tự kỷ rất khó giao tiếp bằng lời nói, trẻ có sự rối loạn về giác quan”, ThS Hoàng Văn Quyên cho biết.

Mô hình âm ngữ trị liệu tại Phòng khám được kết nối với bác sĩ thần kinh, tai mũi họng, tâm lý… huấn luyện cho phụ huynh thông qua công cụ hình ảnh. Mô hình được phối hợp đa chuyên ngành, nhiều thầy cô giáo can thiệp, lấy phụ huynh làm trung tâm để đưa trẻ hòa nhập cộng đồng.

Mô hình được phối hợp đa chuyên ngành, nhiều thầy cô giáo can thiệp, lấy phụ huynh làm trung tâm để đưa trẻ hòa nhập cộng đồng.

Mô hình được phối hợp đa chuyên ngành, nhiều thầy cô giáo can thiệp, lấy phụ huynh làm trung tâm để đưa trẻ hòa nhập cộng đồng.

ThS Hoàng Văn Quyên cho biết, quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ được chia ra làm 3 lớp nhỏ như: Can thiệp sớm dành cho trẻ dưới 5 tuổi, khi chẩn đoán xong, trẻ sẽ được đưa vào lớp này. Lớp sau 5 tuổi, các chuyên gia sẽ đánh giá trẻ có nói được không, có hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ không. Sau đó, trẻ sẽ học lớp tiền học đường để chuẩn bị đi học. Còn một nhóm nữa ở độ tuổi 7 - 8 - 9; trẻ không có biết nói, không có cách giao tiếp, rối loạn tự kỷ rất nặng sẽ đưa vào lớp chuyên về dạy kỹ năng sống.

Theo Đời sống
back to top