Trong khi muối dưa, nitrat trong rau xanh bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Lúc bạn ăn dưa, hàm lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện để nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm...tạo thành hợp chất nitrosamine - 1 chất có khả năng gây ung thư.
Dưa muối thường có vị chua nên cũng không hề tốt cho dạ dày. Ăn dưa muối quá nhiều hoặc ăn lúc đói có thể gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên kiêng món dưa cà muối chua vì nó có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động của tử cung, không tốt cho em bé trong bụng.
Ẩn chứa nhiều vi khuẩn
Những loại rau củ quả dùng làm dưa muối thường có sẵn nhiều loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn lên men lactic, vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Trong môi trường muối dưa, vi khuẩn gây bệnh sống được khoảng 9 giờ, các ký sinh trùng không sống được quá 10 ngày.
Gây hại cho dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày nếu ăn chua nhiều, bệnh sẽ nặng hơn, dẫn đến đau nhiều và có thể tổn thương dạ dày nhiều hơn. Nếu ăn chua khi đói, lượng acid trong dạ dày tăng cao, kích thích bộ phận này tiết ra nhiều dịch vị, gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.
Nguy cơ gây ung thư
Khi ăn dưa muối, dịch vị trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho nitric tác động vào các thực phẩm có chất đạm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, mắm… để tạo thành một hợp chất là nitrosamine, có thể gây ung thư.
Gây bệnh tiểu đường, cao huyết áp
Do một số loại dưa chua có lượng muối khá cao, vì vậy những người bị cao huyết áp nên tránh. Một số dưa chua cũng phải bổ sung đường, do đó không thích hợp với những người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường.
Nguy cơ tăng huyết áp, đau tim và đột quỵ
Đa số các món muối chua đều sử dụng rất nhiều muối để ngăn chặn các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men hay nấm mốc phát triển. Vì thế, việc ăn nhiều thực phẩm này đồng nghĩa với việc tiêu thụ nhiều muối, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ và đau tim.