Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6,7%

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã báo cáo về ước kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021.

<div> <div>Về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2020, theo Bộ trưởng Nguyễn Ch&iacute; Dũng, trong bối cảnh rất kh&oacute; khăn, song nền kinh tế nước ta kh&ocirc;ng rơi v&agrave;o t&igrave;nh trạng suy tho&aacute;i, vẫn giữ được mức tăng trưởng dương trong khi nhiều quốc gia trong khu vực v&agrave; tr&ecirc;n thế giới dự b&aacute;o c&oacute; mức tăng trưởng &acirc;m.</div> <p>Ước thực hiện 12 chỉ ti&ecirc;u chủ yếu của Kế hoạch ph&aacute;t triển kinh tế-x&atilde; hội năm 2020 vẫn c&oacute; 5 chỉ ti&ecirc;u đạt v&agrave; 2 chỉ ti&ecirc;u vượt mục ti&ecirc;u đề ra. Ch&iacute;nh phủ nhất qu&aacute;n quan điểm giữ vững ổn định kinh tế vĩ m&ocirc;, kiểm so&aacute;t lạm ph&aacute;t, c&oacute; cơ chế, giải ph&aacute;p, ch&iacute;nh s&aacute;ch ph&ugrave; hợp k&iacute;ch th&iacute;ch mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng chủ yếu, gồm: Đầu tư, xuất khẩu v&agrave; ti&ecirc;u d&ugrave;ng; nỗ lực thực hiện &quot;mục ti&ecirc;u k&eacute;p&quot;, ki&ecirc;n quyết ph&ograve;ng, chống đại dịch COVID-19, đồng thời tranh thủ cơ hội, phục hồi nhanh c&aacute;c hoạt động kinh tế, phấn đấu ho&agrave;n th&agrave;nh mức cao nhất c&aacute;c mục ti&ecirc;u, nhiệm vụ ph&aacute;t triển kinh tế-x&atilde; hội năm 2020, trong đ&oacute; tăng trưởng cả năm đạt khoảng 2%, nếu điều kiện cho ph&eacute;p phấn đấu đạt khoảng 2,5%.</p> <p>B&ecirc;n cạnh c&aacute;c kết quả đ&aacute;ng ghi nhận n&ecirc;u tr&ecirc;n, nền kinh tế vẫn c&ograve;n những hạn chế t&iacute;ch tụ trong qu&aacute; tr&igrave;nh ph&aacute;t triển do nhiều nguy&ecirc;n nh&acirc;n kh&aacute;ch quan v&agrave; chủ quan đ&atilde; được chỉ ra tại b&aacute;o c&aacute;o của Ch&iacute;nh phủ tr&igrave;nh Quốc hội qua nhiều kỳ họp, như: Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới m&ocirc; h&igrave;nh tăng trưởng, n&acirc;ng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả v&agrave; sức cạnh tranh c&ograve;n chậm. Kinh tế tư nh&acirc;n chưa thực sự mạnh, doanh nghiệp nhỏ v&agrave; vừa chiếm tỷ trọng lớn, kết nối với c&aacute;c doanh nghiệp c&oacute; vốn đầu tư nước ngo&agrave;i, tham gia chuỗi gi&aacute; trị v&agrave; mạng sản xuất khu vực v&agrave; to&agrave;n cầu c&ograve;n hạn chế. C&aacute;c vấn đề x&atilde; hội c&ograve;n một số bất cập, ch&ecirc;nh lệch về mức sống, mức độ thụ hưởng c&aacute;c dịch vụ x&atilde; hội của người d&acirc;n giữa c&aacute;c v&ugrave;ng, địa phương. An to&agrave;n x&atilde; hội như an to&agrave;n giao th&ocirc;ng, an to&agrave;n vệ sinh thực phẩm, chất lượng kh&ocirc;ng kh&iacute;, xử l&yacute; r&aacute;c thải,&hellip; c&ograve;n một số bất cập g&acirc;y bức x&uacute;c. T&igrave;nh h&igrave;nh tội phạm, nhất l&agrave; tội phạm c&oacute; tổ chức, xuy&ecirc;n quốc gia, diễn biến phức tạp...</p> <p>Về dự kiến Kế hoạch ph&aacute;t triển kinh tế-x&atilde; hội năm 2021, theo Bộ trưởng Nguyễn Ch&iacute; Dũng, dự b&aacute;o nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều th&aacute;ch thức. Đại dịch COVID-19 tr&ecirc;n thế giới tuy c&oacute; dấu hiệu dịu lại nhưng c&ograve;n tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, kh&oacute; lường v&agrave; khả năng cao sẽ k&eacute;o d&agrave;i cả năm 2021.</p> <p>Triển vọng kinh tế to&agrave;n cầu l&agrave; rất kh&oacute; khăn, c&aacute;c nước đối t&aacute;c lớn suy tho&aacute;i, dự b&aacute;o kh&oacute; phục hồi trong ngắn hạn v&agrave; khả năng phục hồi trở lại trạng th&aacute;i trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra sẽ cần thời gian khoảng 2-4 năm t&ugrave;y thuộc mức độ t&aacute;c động.</p> <p>Bộ trưởng Nguyễn Ch&iacute; Dũng n&ecirc;u dự kiến tăng trưởng GDP năm 2021 đạt khoảng 6,7% với mục ti&ecirc;u tổng qu&aacute;t l&agrave;: &ldquo;Tập trung khắc phục kh&oacute; khăn, kh&ocirc;i phục nền kinh tế, tận dụng thời cơ th&uacute;c đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh v&agrave; bền vững tr&ecirc;n cơ sở ổn định kinh tế vĩ m&ocirc;, thực hiện c&aacute;c mục ti&ecirc;u ph&aacute;t triển bền vững đến 2030. N&acirc;ng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả v&agrave; sức cạnh tranh của nền kinh tế. Ph&aacute;t huy mạnh mẽ gi&aacute; trị văn h&oacute;a, con người Việt Nam v&agrave; sức s&aacute;ng tạo của mỗi c&aacute; nh&acirc;n. Từng bước x&acirc;y dựng x&atilde; hội trật tự, kỷ cương, an to&agrave;n, l&agrave;nh mạnh, d&acirc;n chủ, c&ocirc;ng bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống hạnh ph&uacute;c của nh&acirc;n d&acirc;n. N&acirc;ng cao đời sống nh&acirc;n d&acirc;n v&agrave; bảo đảm an sinh x&atilde; hội. Ch&uacute; trọng bảo vệ m&ocirc;i trường v&agrave; ứng ph&oacute; hiệu quả biến đổi kh&iacute; hậu. Tăng cường quốc ph&ograve;ng, an ninh; ki&ecirc;n quyết, ki&ecirc;n tr&igrave; đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, to&agrave;n vẹn l&atilde;nh thổ quốc gia v&agrave; giữ vững m&ocirc;i trường h&ograve;a b&igrave;nh, ổn định để ph&aacute;t triển đất nước. Chủ động hội nhập quốc tế, n&acirc;ng cao vị thế uy tín của Việt Nam tr&ecirc;n trường quốc tế&rdquo;.</p> <p>Bộ trưởng Nguyễn Ch&iacute; Dũng cũng đề xuất dự kiến x&acirc;y dựng 23 chỉ ti&ecirc;u chủ yếu, tăng về số lượng chỉ ti&ecirc;u so với c&aacute;c năm trước của giai đoạn 2016-2020 (khoảng 12 chỉ ti&ecirc;u) để bảo đảm t&iacute;nh gắn kết chặt chẽ hơn nữa giữa Kế hoạch h&agrave;ng năm v&agrave; Kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021-2025), tạo thuận lợi v&agrave; gắn kết việc đ&aacute;nh gi&aacute; kế hoạch hằng năm với đ&aacute;nh gi&aacute; giữa kỳ v&agrave; 5 năm.</p> <p>Đồng thời, dự kiến x&acirc;y dựng 5 c&acirc;n đối lớn để ph&ugrave; hợp với dự kiến định hướng x&acirc;y dựng c&aacute;c c&acirc;n đối lớn của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 v&agrave; 9 nh&oacute;m nhiệm vụ, giải ph&aacute;p chủ yếu.</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo baochinhphu.vn
back to top