Đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng được tạo ra như thế nào?
Tâm Anh (TH)
Vào những năm 1970, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng được phát hiện ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Kể từ đó, các nhà khảo cổ thực hiện các cuộc khai quật và có những khám phá thú vị.
Các nhà khoa học đã khai quật được hàng ngàn pho tượng binh sĩ đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng. Sau kiểm tra, phân tích, họ đã giải mã được cách người xưa tạo ra đội quân hộ tống Vua Tần sang cõi âm.
Trong số này, giới khảo cổ đã khai quật được hàng ngàn tượng binh sĩ đất nung có niên đại hơn 2.000 tuổi. Mỗi pho tượng có kích thước tương đương người thật và đều ra duy nhất, không có sự trùng lặp.
Theo các chuyên gia, mỗi bức tượng đất nung trong đội quân hộ tống Tần Thủy Hoàng sang cõi âm đều có biểu cảm gương mặt, kiểu tóc, cử chỉ, vóc dáng, thậm chí màu sắc khác nhau.
Kể từ khi phát hiện đội quân đất nung, các chuyên gia, nhà khoa học nỗ lực giải mã cách người xưa tạo ra những bức tượng sống động như người thật.
Sau một thời gian nghiên cứu, các chuyên gia cho hay, người xưa đã sử dụng phương pháp cuộn, xếp chồng và gắn các cuộn đất sét lên nhau, để tạo ra tượng binh sĩ đất nung.
"Các nghệ nhân dưới thời nhà Tần đã tạo ra những bộ phận cơ thể chính bao gồm bàn chân và cẳng chân trước. Đầu và cánh tay sau đó được làm riêng", chuyên gia Shen Maosheng thuộc nhóm khai quật hố số 1 tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho biết.
Các nhà khảo cổ cho hay người xưa đã phủ lên một lớp đất sét mịn cực kỳ tinh xảo thứ hai sau khi phần thân chính của bức tượng đã khô.
Kế đến, các nghệ nhân sẽ chạm khắc các chi tiết về áo giáp và quần áo của chiến binh từ lớp thứ hai. Tiếp đến, họ sẽ gắn cánh tay, đầu vào bức tượng.
Nhờ vậy, bức tượng binh sĩ đất nung hoàn hảo được hoàn thành rồi đặt vào trong lăng mộ của Tần Thủy Hoàng. Sau hàng ngàn năm, những bức tượng này vẫn còn gần như nguyên vẹn, trở thành những hiện vật quý giá.
Mời độc giả xem video: Sự thật bất ngờ về cung điện Tần Thủy Hoàng khiến thích khách run sợ.