Đội ngũ tác giả biên soạn sách giáo khoa Cánh Diều dành trọn tâm huyết

Đội ngũ biên soạn SGK Cánh Diều đã bền bỉ trong suốt hơn 5 năm qua, dành trọn tâm – trí – lực cho sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông.

Bộ sách Cánh Diều là một trong những bộ SGK được viết phục vụ cho việc giảng dạy Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với đầy đủ tất cả SGK các môn học, của tất cả các khối lớp đồng thời có sách giáo viên, sách tham khảo bổ trợ.

Ngoài ra, bộ sách Cánh Diều còn có hệ tài nguyên trực tiếp đầy đủ các tư liệu, bài giảng dạy, tài liệu nhằm hỗ trợ giáo viên và học sinh học tập. Đây chính là điểm mạnh mà không phải bộ sách nào cũng có được.

Chia sẻ về cái khó khi viết SGK, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Tổng Chủ biên SGK Tiếng Việt Tiểu học và Ngữ văn THCS bộ sách Cánh Diều nói: “Viết SGK đã khó, viết SGK Tiểu học lại càng khó hơn. Vì kiến thức chuyên môn không nhiều, nhưng đòi hỏi phông văn hoá rộng và cách diễn đạt giản dị, chính xác, hợp với đối tượng người học dưới 11 tuổi. Tính cả bản thảo sách và các báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định và hàng chục địa phương, để có một cuốn sách ra đời, số trang viết phải lên đến vài nghìn, vì đâu có phải viết một, hai lần là được thông qua ngay”.

Sách Cánh Diều làm thay đổi nhiều giáo viên, học sinh do sách được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.

Sách Cánh Diều làm thay đổi nhiều giáo viên, học sinh do sách được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mĩ.

GS.TS Thuyết kể lại những lần ông cùng đồng nghiệp “trắng đêm” chạy đua cùng thời gian, chỉnh sửa bản thảo SGK cho kịp tiến độ.

“Thời điểm viết sách lớp 2, lớp 3, trong chuyến đi công tác tại miền Trung, tôi phải làm việc với các biên tập viên và họa sĩ qua mạng để kịp có sách nộp cho Hội đồng thẩm định. Ở Hà Nội, chúng tôi có những buổi làm việc xuyên đêm, từ 19h hôm trước đến 4h sáng hôm sau, chỉnh sửa xong sách mới về nhà. Đây là kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên” – GS.TS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Là Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 môn Toán, Tổng Chủ biên SGK Toán Cánh Diều, GS.TSKH Đỗ Đức Thái cho hay: Tinh giản, thiết thực, hiện đại, khơi nguồn sáng tạo – đó là những từ khoá chủ đạo khi biên soạn SGK Toán Cánh Diều. Ông quan niệm, Toán học phải dành cho tất cả mọi người. Học sinh trên mọi vùng miền đất nước đều đáp ứng được yêu cầu cần đạt của môn Toán. Đó mới là thành công của người viết sách.

"Đội ngũ biên tập SGK Toán Cánh Diều dùng lối viết sách cho học sinh, vì học sinh, bắt đầu từ học sinh và hiểu học sinh. Những nhà viết sách mong muốn học sinh có cơ hội tự học, tự sáng tạo kiến thức để phát triển năng lực. Dù cách này rất gian khổ nhưng chúng tôi luôn động viên, cố gắng bảo nhau viết theo kiểu này. Tôi hay nói với các tác giả khác là nếu không làm được thì đừng làm nữa, bỏ đi làm việc khác" - ông thẳng thắn chia sẻ.

Theo đánh giá của GS.TS Đỗ Thanh Bình, bộ sách Cánh Diều có ưu điểm hơn các bộ SGK khác là có sự kết hợp giữa khoa học cơ bản và khoa học phương pháp. Nếu như trước đây chủ yếu tập trung về nội dung thì hiện tại tác giả phải viết làm sao để vừa thể hiện được nội dung, vừa đưa ra được phương pháp học hiệu quả. Tức là phải làm sao để học sinh có thể tự học và thể hiện được năng lực bản thân. Đây là một trong những khó khăn lớn đặt ra đối với tác giả.

Sự chỉn chu, tâm huyết đó của đội ngũ biên soạn SGK Cánh Diều đã được đền đáp bằng những đánh giá tích cực từ giáo viên, học sinh, phụ huynh đã sử dụng sách Cánh Diều.

Cô giáo Phạm Thị Duyên (giáo viên Trường Tiểu học Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) hiện đang giảng dạy sách Cánh Diều và có thời gian trải nghiệm giảng dạy bộ sách này qua các lớp đã chia sẻ về những lý do cô yêu thích và muốn tiếp tục giảng dạy bộ sách đặc biệt này.

Theo cô Duyên, việc có nhiều giáo viên quyết định lựa chọn bộ Cánh Diều bởi nội dung của bộ sách đáp ứng với yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn thế nữa, bộ sách còn có hình ảnh đẹp, các ngữ liệu phù hợp địa phương.

Cô Duyên cũng tâm sự, bộ sách Cánh Diều rất phù hợp nhiều đối tượng học sinh nơi cô đang giảng dạy. Nội dung trong sách được thiết kế rõ ràng, dễ dạy, dễ học, dễ kiểm tra, đánh giá, nguồn tài nguyên, học liệu phong phú, hỗ trợ dạy và học mọi lúc mọi nơi.

“Bộ sách đảm bảo tính chính xác, khoa học, thực tiễn. Cùng với đó, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đã tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng tính linh hoạt, sáng tạo. Các chủ đề bài học thiết kế theo hướng tăng cường và đa dạng các hoạt động.”

Không chỉ cô Duyên, nhiều giáo viên đã từng giảng dạy và tiếp cận bộ sách này đều cho rằng, bên cạnh sách giáo khoa thì hệ thống tài nguyên sách giáo khoa Cánh Diều bao gồm sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bổ trợ, sách tham khảo, học liệu điện tử cùng với thiết bị giáo dục cũng được biên soạn là nguồn tài nguyên đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập thời đại kỹ thuật số tạo nên sự khác biệt lớn với nhiều bộ sách hiện nay.

Một điểm nhấn nữa khi dạy sách Cánh Diều theo cô Duyên, từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các thầy cô ở nhiều nhà trường đã chọn bộ sách Cánh Diều cho trường mình học và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các tác giả viết sách.

Nhờ sự giúp đỡ trực tiếp của thầy chủ biên sách, các giáo viên đã nắm bắt được cấu trúc sách giáo khoa, học liệu bổ trợ của các bộ sách; nhận biết những điểm đổi mới, cách triển khai phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh qua các phương pháp dạy học tích cực.

Theo Đời sống
back to top