Chân bị tê
Tăng đường huyết có thể gây tổn thương lớn cho dây thần kinh, dễ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, bệnh lý thần kinh một khi xuất hiện sẽ không thể phục hồi được, người bệnh sẽ bị tê bì chân.
Nếu không chú ý đến hiện tượng tê chân, cảm giác tê sẽ ngày càng rõ rệt khiến nhiều người cảm thấy đôi chân tê mỏi đến mức không còn thuộc về mình nữa.
Ngoài cảm giác tê dại, chân của bệnh nhân ít nhạy cảm với nhiệt độ và cảm giác đau hơn rất nhiều, do đó nhiệt độ nước rất nóng nhưng họ hoàn toàn không cảm nhận được, một khi ngâm chân vào nước nóng rất có thể sẽ bị đau bỏng.
Ngứa chân
Bệnh nhân đái tháo đường thường cảm thấy ngứa chân, tưởng mình bị viêm da cơ địa, đi khám nhiều bác sĩ da liễu, dùng nhiều thuốc chống dị ứng nhưng triệu chứng không cải thiện, nguyên nhân chính là do đường huyết không được kiểm soát tốt.
Kiểm soát lượng đường trong máu kém và giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, chẳng hạn như viêm nang lông, nhọt trên da và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác, nhiễm nấm, bao gồm ngứa ngáy, nấm móng, nấm da chân... gây ngứa da.
Bên cạnh đó, do tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao, người bệnh sẽ có cảm giác bất thường, cùng với sự bài tiết bất thường của tuyến mồ hôi và tuyến bã khiến bề mặt da của người bệnh có những thay đổi bất thường, cũng có thể gây ngứa da.
Tê chân, chuột rút cũng có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường |
Chuột rút ở chân
Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương lớn cho mạch máu, nếu không kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch trong một hoặc hai năm, xuất hiện các mảng xơ vữa dẫn đến hẹp mạch máu.
Chân ở xa tim, thời gian ngồi và nằm tương đối dài nên dễ mắc bệnh về mạch máu.
Một khi các mạch máu ở chân bị thu hẹp, người bệnh sẽ bị chuột rút ở chân, khi nhiệt độ chuyển lạnh về đêm, tình trạng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy của các mạch máu bị hẹp ở chân sẽ thể hiện càng rõ hơn do các mạch máu co lại, từ đó khiến bệnh nhân bị chuột rút thường xuyên.
Sắc tố của chân
Nhiều bệnh nhân tiểu đường dễ bị nám hoặc đốm đen trên da chân, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng da hoặc vết tích do mụn rộp để lại sau khi lành bệnh.
Ở một số bệnh nhân, do tổn thương mạch máu ở chân, việc tăng sắc tố cũng có thể xảy ra.
Vết thương ở chân lâu/không lành
Như đã đề cập trước đó, bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị vết thương ở chân, bởi vì cảm giác với nhiệt độ kém đi, nhiệt độ cao dễ gây bỏng vùng da dưới chân.
Một khi vết thương xuất hiện trên da chân sẽ rất lâu lành, thậm chí là không lành.
Điều này là do bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có khả năng miễn dịch kém và một số lượng lớn vi khuẩn bao phủ bề mặt vết thương, mặt khác, lượng đường trong máu cao làm tổn thương mạch máu và không được cung cấp đủ máu, cũng có thể khiến vết thương không lành.
BS Đinh Minh Trí (Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh)