<p>... ở (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) hứa hẹn sẽ được nhiều hộ gia đình học tập và áp dụng.</p> <p><span><span><span><span><span><span>Những năm gần đây, do e ngại về thực phẩm bẩn nên nhiều hộ gia đình ở các đô thị lớn có xu hướng tự trồng rau sạch trên sân thượng để tự cung tự cấp. Tuy nhiên, mô hình trồng rau sạch từ rác tái chế thì chưa hẳn nhiều người làm được. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Chính vì thế, bà Dương Thị Kim Thoa (tổ 4, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) rất mong muốn mô hình trồng rau từ rác tái chế của mình được nhiều người biết đến và áp dụng vừa phục vụ nhu cầu của mỗi gia đình, vừa góp phần giảm thiểu rác thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường sống.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Bà Dương Thị Kim Thoa kể, năm 2012, sau khi thấy anh trai mình mang từ quê lên một xe tải đất, bà Thoa đã xin mấy thùng xốp để đựng đất trồng cây. Tuy nhiên vấn đề phát sinh ở chỗ, do sử dụng phân bón hóa học nên đất nhanh chóng bị bạc màu, cây trồng chỉ được một vụ là phải thay đất. Việc làm phiền hà, tốn công sức mỗi khi phải mua đất, vận chuyển lên tận sân thượng đã khiến cho bà Thoa suy nghĩ rất nhiều.</span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="rau sach tu rac thai 1" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/19/rau-sach-tu-rac-thai-1(3).jpg" /> <figcaption>Rác thải hữu cơ được tận dụng để làm phân bón vi sinh, phục vụ việc trồng rau sạch của bà Dương Thị Kim Thoa</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span>“Sau khi tự tìm tòi, tôi quyết định làm phân bón vi sinh từ việc tận dụng rác thải sinh hoạt ở gia đình. Cụ thể, tôi sử dụng những thực phẩm bỏ đi như cơm nguội, cuống rau, ruột cá … sau đó ủ chừng 40 – 50 ngày là tôi đã có phân vi sinh bón cho cây. Sử dụng phân vi sinh tốt hơn phân hóa học rất nhiều, đất hồi phục nhanh sau mỗi đợt trồng cây mới. </span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Nhiều gia đình dùng phân hóa học, cây chỉ cho thu hoạch một lần là chết nhưng cây cối tôi trồng, cho thu hoạch 3 - 4 đợt. Đó là chưa kể việc mình tận dụng được tối đa rác thải trong gia đình, hạn chế được ô nhiễm môi trường” - bà Thoa chia sẻ.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Vườn rau rộng chừng 40 m<sup>2</sup> của bà Thoa lúc nào cũng <span><span>xanh tươi, non mơn mởn của các loại rau cải lá, cải bó xôi, rau muống, cà chua, súp lơ, rau dền Nhật Bản …. Vừa dẫn chúng tôi đi thăm khu vườn, bà Thoa cho vừa cho biết: “Nhiều hàng xóm thấy mô hình này hay nên đã sang nhà tôi học hỏi kinh nghiệm. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Tôi ước lượng, rác thải hữu cơ chiếm tới 50% lượng rác thải sinh hoạt của mỗi gia đình nên nếu chúng ta tận dụng được lượng rác thải này, lượng rác thải ra ngoài tự nhiên giảm được một nửa. Điều này sẽ rất hữu ích khi vừa giảm thiểu được chi phí xử lý rác, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường”. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Hiện nay các cấp, ngành đều xác định rác thải là một nguồn tài nguyên và muốn tận dụng nguồn tài nguyên này thì công tác phân rác tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Phân loại rác thải từ nguồn cũng không phải đến thời điểm này mới được đề cập tới. Có thể hiểu, đây là hoạt động phân chia rác thải ra các loại riêng biệt như rác vô cơ, hữu cơ… ngay tại nơi thải rác. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Theo nhiều chuyên gia môi trường, nếu thực hiện phân loại rác ngay từ đầu nguồn thì những thứ này hoàn toàn có thể tái chế và lượng rác mang đi xử lý tại các điểm chôn lấp còn lại rất ít. Tuy nhiên hiệu quả thực hiện chủ trương này chưa cao.</span></span></span></span></span></span></span></span></p> <div> <figure class="image" style="display:inline-block"><img alt="rau sach tu rac thai 2" src="https://khds.1cdn.vn/2019/02/19/rau-sach-tu-rac-thai-2(1).jpg" /> <figcaption>Vườn rau sử dụng phân vi sinh được chế từ rác thải sinh hoạt của bà Thoa</figcaption> </figure> </div> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Theo ý kiến riêng của bà Thoa, sở dĩ việc phân rác tại nguồn chưa đạt hiệu quả cao là bởi nó chưa gắn với lợi ích của từng hộ gia đình. “Gia đình tôi có nhu cầu sử dụng chất thải hữu cơ để làm phân vi sinh nên sẽ có ý thức phân loại rác ngay từ ban đầu. Nhưng nhiều gia đình khác do không có nhu cầu làm phân vi sinh nên họ vẫn chưa ý thức việc phân loại rác. </span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Vì thế tôi rất mong muốn mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt được nhiều hộ gia đình biết tới và làm theo. Khi họ có nhu cầu thì không cần nhắc nhở họ cũng sẽ tự ý thức” - Bà Thoa tâm sự.</span></span></span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span><span><span>Bà Thoa cũng cho rằng: “S</span></span></span></span></span><span><span><span>au vụ bãi rác Nam Sơn bị ùn ứ, tôi thấy mỗi công dân cần có trách nhiệm, chung tay cùng với các cấp chính quyền, Nếu mỗi người dân biết tận dụng những rác thải sinh hoạt để dùng chúng trong việc tạo ra phân vi sinh bón cho cây thì sẽ giảm được chi phí mua phân bón hóa học, tăng được tuổi thọ cho cây và thu hoạch gấp đôi năng suất”.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Được biết mô hình trồng rau sạch từ rác thải sinh hoạt của bà Dương Thị Kim Thoa đã có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ, nhất là với những người dân phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nọi. Ngoài tạo ra những sản phẩm hữu ích phục vụ cho gia đình và xã hội, việc làm ý nghĩa này còn giúp người dân nâng cao ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường. </span></span></span></span></span></span></p>