Hỏi: Ngoài sử dụng bóng thám không để đo cấu trúc khí quyển, xác định nồng độ ô nhiễm không khí, còn có cách nào khác?
Phạm Bình Minh (Hà Nội)
Nghiên cứu sinh Trương Thị Huyền, Trung tâm Sống và Học tập Vì môi trường và Cộng đồng (Live&Learn): Sử dụng phương pháp Doppler Lidar cho quan trắc cấu trúc dọc của gió và độ trộn dọc của khí quyển có thể đo được tình trạng ô nhiễm không khí liên tục, trong khi bóng thám không hiện chỉ đo được 2 lần/ngày. Các đo đạc cho thấy những khoảng thời điểm ô nhiễm nặng đều liên quan đến các ngày mây mù kèm theo điều kiện tình trạng thời tiết không thuận lợi cho việc phân tán ô nhiễm. Lớp cận biên khí quyển trong các ngày mây mù đều thấp hơn 1.000m và nồng độ trung bình giờ của PM2.5 thay đổi cơ bản theo sự hình thành của lớp cận biên. Lớp cận biên khí quyển là đại lượng gắn liền với khả năng phân tán của chất ô nhiễm, một giá trị quan trọng để đánh giá ô nhiễm không khí. Theo nghiên cứu thì lớp cận biên khí quyển trong nghiên cứu vào mùa đông ở Hà Nội rất thấp (310 - 890m), tình trạng ô nhiễm không khí vì thế cũng cao.