Phụ nữ mắc u tuyến giáp cao gấp 3 lần nam giới
Chị Nguyễn Thị Dung (Hải Dương) dù đã mổ mở bướu cổ được 2 năm nhưng chị vẫn khó chịu, phải đi khám do nghi mọc lại bướu nhân. Kết quả siêu ấm tuyến giáp bác sĩ cho biết chị có nhân 3mm, nhưng chị thấy vô cùng khó thở, ăn uống khó nuốt.
Sau khi thăm khám, bác sĩ tư vấn trị điều trị bằng sóng cao tần. Chị đã nghỉ ngơi và ra về ngay sau điều trị 1 ngày do không phải gây mê, không gây tổn thương các cấu trúc quanh tuyến giáp nên hầu như không đau sau can thiệp.
BS Nguyễn Khắc Hoàng, Khu khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết, đây là trường hợp gặp ở nhiều bệnh nhân. Có người đã từng mổ, có người chưa mổ, nhưng đa phần bệnh nhân thấy nuốt vướng, khó chịu vùng cổ thì đi khám. Muốn phát hiện bệnh chỉ cần siêu âm tuyến giáp. Sau đó các bác sĩ làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán từng loại bướu mà có cách điều trị khác nhau.
Tại Việt Nam, có khoảng 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao gấp 3 lần so với nam giới, nhưng khi nam giới mắc bướu cổ thì tỷ lệ ung thư tuyến giáp lại cao hơn nữ giới.
Phương pháp ít biến chứng nhất
Có nhiều phương pháp điều trị bưới cổ như điều trị nội khoa bằng thuốc, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mổ mở, sóng cao tần là phương pháp điều trị ít xâm lấn, công nghệ hiện đại nhất hiện nay dành cho người bướu tuyến giáp lành tính.
BS Hoàng cho hay, tại Bệnh viện TƯQĐ 108 đã dùng phương pháp không cần mổ đối với bệnh nhân bướu cổ lành tính. Đó là phương pháp đốt sóng cao tần RFA. Đây là kỹ thuật cao ít xâm lấn, không để lại sẹo. Bệnh nhân bảo tồn được tuyến giáp nên không phải uống hoóc-môn trọn đời và không phải nằm viện.
Hạn chế mọi biến chứng mà các phương pháp khác không khắc phục được như: Nhược giáp, cường giáp, tổn thương dây thần kinh quặt ngược… Không gây tổn thương tuyến giáp lành và các tổ chức xung quanh tuyến giáp...
Đặc biệt, phương pháp này hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải trong phẫu thuật mổ mở như khàn tiếng hoặc mất tiếng do động chạm dây thanh quản, sẹo xấu mất thẩm mỹ, chảy máu hoặc nhiễm trùng vết mổ, suy giáp phải uống thuốc cả đời.
Thời gian đốt RFA chỉ từ 15-30 phút và ra viện sau 1 tiếng. Với kỹ thuật này, người bệnh không cảm thấy đau, mệt, mất sức do kỹ thuật điều trị nhẹ nhàng. Bệnh nhân nói chuyện được ngay trong khi bác sĩ thực hiện can thiệp, không cần nghỉ ngơi sau điều trị.
BS Hoàng nhấn mạnh thêm, sóng cao tần điều trị triệt để nhân tuyến giáp, bất hoạt các tế bào làm cho khối u đã được đốt sóng xao tần hoại tử dần dần. Thông thường, khi điều trị sóng cao tần, sau 1 tháng đốt, kích thước khối u sẽ giảm 30-50%, sau 6-12 tháng khối u triệt để từ 92-95%, còn lại chỉ là mô sẹo.
Trong tương lai, đốt sóng cao tần không chỉ là kỹ thuật ít xâm lấn trong điều trị nhân giáp lành tính mà còn có thể dùng để điều trị các ung thư tuyến giáp tái phát sau phẫu thuật.