Trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở độ cao 2400-2700m, cây chè cổ thụ Bạch Long hàng nghìn năm tuổi được mệnh danh là bảo vật của Việt Nam. Ảnh: Vietnamnet
Loài cây này quý giá như vậy là bởi hiện chúng chỉ còn lại 50-60 gốc. Ảnh: Vietnamnet
Những cây chè Bạch Long cổ thụ được rêu mốc bao phủ, mọc hoang dã trong rừng sâu lẫn trong làn sương mờ ảo. Ảnh: Vietnamnet
Cây chè cổ thụ có đường kính một người ôm không xuể. Các nhà khoa học ước tính tuổi thọ của cây lên tới hàng ngàn năm tuổi. Ảnh: Thuonghieuphapluat
Khi những bông hoa chè, thứ hoa đặc trưng rơi xuống mặt đất, thì mới phát hiện được chúng. Ảnh: Vietnamnet
Theo ông Trần Ngọc Lâm - rgười phát hiện ra rừng chè cổ thụ Bạch Long tiết lộ, những cây chè này càng già càng thơm, lá trà nấu nước cả tiếng nước vẫn trong mà ngọt lừ nơi cuống họng. Ảnh: Baophapluat
Đáng chú ý, giá cao nhất của loại trà Bạch Long cổ thụ lên tới 680 triệu đồng/kg, thuộc hàng đắt nhất Việt Nam. Ảnh: Internet
Ngoài độ hiếm, quá trình khai thác và chế biến trà Bạch Long rất tinh xảo. Người dân phải mất 2-3 giờ đồng hồ, để trèo và hái hết búp non của một cây chè cổ thụ. Mỗi búp non đạt trọng lượng từ 100-300gr mới đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ảnh: Thienvangsang
Để làm ra 1kg trà khô thì phải hái được khoảng 3-3,8kg búp chè tươi. Người dân muốn hái hết được số lượng chè tươi như vậy thì phải trèo hết 30 cây chè. Ảnh: Kinhtetieudung
Do đó, trong vòng một năm người dân chỉ khai thác được 2-3kg thành phẩm trà siêu cao cấp này. Ảnh: Kinhtetieudung