Điện thoại di động hiện nay thường đi kèm với máy ảnh chất lượng cao có khả năng phát hiện mức độ ánh sáng thấp và loại bỏ nhiễu kỹ thuật số thông qua xử lý phần mềm của hình ảnh đã chụp. Các nhà khoa học đã tận dụng độ nhạy này để cải tiến máy ảnh điện thoại thành một chiếc kính hiển vi cầm tay.
Phát minh này dựa trên nguyên lý của hai loại quang phổ. Một loại, được gọi là quang phổ huỳnh quang, dùng để đo ánh sáng huỳnh quang do một mẫu phát ra. Một phương pháp khác, được gọi là quang phổ Raman, thường được dung để phát hiện các phân tử không phát huỳnh quang hoặc phát ra ánh sáng ở cường độ rất thấp (ví dụ như ADN và ARN).
Hơn thế nữa, độ nhạy của máy dò cải tiến từ điện thoại di động có thể tăng gấp đôi bằng cách sử dụng một kênh RGB duy nhất để phân tích. Hệ thống có dải động khá hạn chế, nhưng có thể dễ dàng khắc phục thông qua một số ứng dụng HDR kết hợp hình ảnh từ nhiều lần phơi sáng.
Đây thực sự là một công cụ vô cùng tiếp kiệm mà chính xác, rất hữu ích trong việc xác định các thành phần hóa học.