Mở đầu là câu chuyện ngoài không gian về một tảng đá dị dạng cùng vết tích hình cái que trên bề mặt sao Hỏa do tàu Curverity Curiosity chụp lại, nghi là một hóa thạch cổ đại.
Đến năm 2020, một công nghệ không gian mới có thể chụp được các hành tinh đá trong hệ sao của Alpha Centauri gần đó cùng các hệ đa sao khác tiềm ẩn trong vũ trụ.
Những hình ảnh mới tiết lộ các bọt khí xuất hiện trên một ngôi sao khổng lồ đỏ trong chòm sao Crane, cho thấy quá trình truyền nhiệt của ngôi sao lạ này lần đầu tiên. Ngôi sao này được biết đến với cái tên Pi1 Grius và nó có đường kính khoảng 350 lần so với mặt trời.
Những phát hiện mới cho thấy, vũ trụ có thể là ngôi nhà chung của nhiều ngôi sao nặng so với những gì mà trước đây giới khoa học nghĩ.
Các ngôi sao nặng gấp trăm lần khối lượng của mặt trời là nguồn gốc của nhiều sự kiện vũ trụ ấn tượng, như các hố đen và các vụ nổ lớn và nếu những ngôi sao nặng này phổ biến hơn, có lẽ chúng cũng đóng một vai trò lớn hơn trong sự tiến hóa của vũ trụ.
Một khi phi hành gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) tên là Peggy Whitson đang thu thập mẫu vi sinh vật và sẵn sàng thực hiện các thủ tục phân tích vi khuẩn chưa từng thấy theo hướng dẫn của một nhà vi sinh vật học tại Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA ở Houston.
Huỳnh Dũng
(theo Space)