Tác giả sáng chế là Nguyễn Quang Tuệ và Lê Thành Đạt (TP Huế). Thân đèn được tận dụng từ hộp nhựa, chai nhựa bỏ đi. Đây là những vật liệu rất khó phân huỷ trong đất, nhưng lại có độ bền cao, nhiều kiểu dáng, dễ dàng tán xạ ánh sáng nên có thể tạo ra sản phẩm tốt và giảm thiểu lượng rác thải bị bỏ đi.
Thân đèn được đục nhiều lỗ nhỏ để khuyếch đại lực hút của cánh quạt, được lấy từ máy tính hoặc các loại máy móc đã hỏng ở phía trên thân đèn. Từ đó, bẫy có thể dễ dàng hút muỗi vào trong thân và khiến muỗi mắc kẹt ở đó, không thể di chuyển nhờ dung dịch. Ứng dụng hiệu ứng quang học để tạo ra chức năng thu hút muổi của đèn LED xanh.
Đèn được đặt phía trên cánh quạt, sẽ thu hút muỗi và hút vào trong thân đèn bởi cánh quạt. Kết hợp dung dịch được điều chế từ các thành phần cơ bản như coca, banking soda, đường nâu, giấm… tạo ra lượng CO2 để thu hút muỗi cao hơn những chất đã có trên thị trường nhưng hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một con muỗi có thể bị thu hút ngay cả khi đã ở cách xa nguồn phát tán CO2 tới 35m.
Loại đèn này thân thiện môi trường, an toàn sức khỏe và có hiệu quả bắt muỗi cao hơn nhiều so với các thiết bị bắt/đuổi muỗi trên thị trường, dễ làm, giá thành rẻ. Theo tác giả thì mọi người có thể tự chế tạo được đèn nếu có chút hiểu biết về vật lý và sự khéo tay. Sản phẩm phù hợp dùng trong gia đình, cơ quan công sở, trường học…