Trong đó có khoảng 50% bệnh nhân ở Thừa Thiên - Huế, còn lại là ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Chủ tịch xã Bắc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình đã tử vong do bệnh này vì bị thương tích trong việc giúp dân ứng cứu lũ lụt.
Tình trạng bệnh lý của người bệnh có thể diễn biến từ nhẹ đến viêm phế quản hoặc viêm phổi nặng. Bệnh nhân bị sốt, nhức đầu, chán ăn, ho, đau ngực và đau nhức các cơ bắp. Bệnh còn có thể biểu hiện khu trú bằng các ổ nhiễm trùng trên da như viêm mô tế bào kèm với sốt và đau cơ.
Người mắc bệnh Withmore do hít bụi nhiễm khuẩn, tiếp xúc với đất và nước bị ô nhiễm qua vết xước ở da. (Ảnh minh họa) |
Ngoài triệu chứng gây viêm nhiễm ở da, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei có thể xâm nhập vào cơ thể qua da hoặc được hít vào qua đường hô hấp để gây nên tình trạng viêm nhiễm ở thần kinh trung ương, tuyến mang tai, xương, khớp, gây áp xe ở gan và lách, viêm nhiễm đường sinh dục, nhiễm trùng da và cơ vân.
Thực tế cũng có thể gặp một số trường hợp người bệnh bị áp xe lạnh do nhiễm bệnh Withmore. Bệnh có khả năng lan toả từ da vào máu gây nhiễm trùng huyết hoặc diễn biến thành một hình thái bệnh mạn gây thương tổn đến tim, động mạch chủ bụng, não, gan, thận, khớp và mắt. Bệnh Withmore cũng có thể lây truyền từ người sang người.
Các nhà khoa học ghi nhận mỗi năm trên toàn thế giới ước tính có khoảng 90.000 bệnh nhân tử vong do mắc bệnh Whitmore. Bệnh do loại trực khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra cho người và các động vật.
Vi khuẩn thường hiện diện ở trong đất bị ô nhiễm, nguồn nước bị nhiễm bẩn, đặc biệt ở trong đất tại các cánh đồng trồng lúa, các vùng nước tù đọng; xâm nhập vào cơ thể người để gây bệnh, đặc biệt là não bộ và tủy sống trong thời gian khá nhanh không quá 24 giờ.
Phòng bệnh muốn có hiệu quả cần lưu ý đến việc bảo vệ cá nhân khi có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng như: Những vùng có bệnh lưu hành, những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch như nhiễm HIV/AIDS, ung thư, những bệnh nhân đang sử dụng hóa trị liệu... nên tránh tiếp xúc với nguồn đất và nước bị ô nhiễm, đặc biệt là ở các khu vực có trang trại chăn nuôi.
Điều trị bệnh Withmore bằng cách dùng thuốc kháng sinh, việc sử dụng thuốc tuỳ thuộc vào vị trí và mức độ của bệnh. Nếu có biểu hiện bệnh lý ở phổi và cấy vi khuẩn vẫn còn cho kết quả dương tính sau 6 tháng điều trị, phải cần xem xét đến việc phẫu thuật cắ bỏ thuỳ phổi để loại bỏ các áp xe tại phổi.
Về tiên lượng, nếu người bệnh không được phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời; bệnh có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Khi điều trị bằng kháng sinh, các tình trạng nghiêm trọng của bệnh sẽ bị đẩy lùi và bệnh nhân có cơ hội phục hồi được khoảng 50%, nhưng tỷ lệ tử vong chung vẫn còn chiếm cao khoảng 40%.
BS Nguyễn Võ Hinh (nguyên Giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Thừa Thiên - Huế)