Vitamin K là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng với cơ thể. Chúng là hợp chất tan trong dầu, tham gia vào các quá trình chuyển hoá khoáng chất cho xương, duy trì chức năng não bộ và có ý nghĩa với quá trình đông máu. Hiện nay Vitamin K thường gồm hai loại:
Vitamin K tự nhiên gồm Vitamin K1 và Vitamin K2: Chúng được tạo ra bởi hệ vi sinh vật trong đường ruột.
Vitamin K tổng hợp gồm Vitamin K3, Vitamin K4, Vitamin K5: Chúng là Vitamin nhân tạo và có thể gây tác dụng phụ ở cơ thể người.
Theo Viện Y khoa Mỹ khuyến nghị nam giới nên bổ sung 120 mcg, phụ nữ là 90 mcg vitamin K mỗi ngày. Trẻ mới sinh thường được tiêm liều vitamin K duy nhất để tránh thiếu hụt, ảnh hưởng sức khỏe.
Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin K, cần bổ sung ngay. Ảnh minh họa |
Lợi ích của vitamin K đối với cơ thể
Đối với quá trình đông máu
Vitamin K sản sinh ra loại protein đặc biệt, thúc đẩy quá trình đông máu ở con người. Do đó, vitamin K đóng vai trò rất quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng mất máu khi có tổn thương ở bên ngoài hay bên trong cơ thể.
Đối với hệ xương khớp
Vitamin K giúp tăng cường các loại protein hỗ trợ duy trì sự ổn định nồng độ Canxi ở trong xương. Vì thế mà loại vitamin này có tác dụng ngăn ngừa quá trình thoái hóa diễn ra và hạn chế nguy cơ các bệnh loãng xương.
Đối với sức khỏe hệ tim mạch
Trong những loại vitamin tan trong dầu thì vitamin K là hợp chất cực kỳ tốt đối với sức khỏe tim mạch. Loại vitamin này có công dụng ngăn ngừa quá trình xơ vữa động mạch, giúp đưa Canxi ra khỏi mạch máu từ đó hạn chế hiện tượng hình thành mảng bám, giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu ở mức tối đa.
Dấu hiệu cơ thể thiếu hụt Vitamin K
Thiếu Vitamin K sẽ khiến cơ thể gặp nhiều bất lợi. Các triệu chứng dưới đây có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang cần bổ sung gấp Vitamin K:
Vết đứt không cầm máu
Thông thường khi xảy ra vết thương hở, bạn sẽ nhanh chóng cầm được máu nếu được sơ cứu kịp thời. Tuy nhiên nếu vết thương lâu cầm máu hoặc chảy máu quá nhiều thì đó là dấu hiệu thiếu hụt Vitamin K. Ngoài vết thương ra, bạn cần chú ý khi kinh nguyệt nhiều, chảy máu cam, máu trong nước tiểu hoặc phân, chảy máu chân răng.
Dễ bầm tím
Da của người thiếu vitamin K dễ bầm tím. Đây là tình trạng máu chảy dưới da hoặc đôi khi chỉ một vết sưng nhỏ sau đó trở thành vết bầm lớn, lâu lành.
Xương khớp nhức mỏi
Vitamin K đóng vai trò giúp duy trì hệ xương chắc khỏe nên nếu cơ thể có xương yếu, hay đau mỏi thì đó là dấu hiệu thiếu Vitamin K cần quan tâm. Nếu thiếu Vitamin K nặng thì cơ thể rất dễ bị viêm khớp, loãng xương.
Sức khỏe tim mạch giảm sút
Khi mức Vitamin K thấp, Canxi có thể đọng trong các mô mềm như động mạch thay vì xương. Chính vì thế sẽ làm vôi hóa mạch máu, tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Dễ buồn ngủ và nôn mửa
Đối với những trường hợp nặng, thiếu Vitamin K có thể dẫn tới xuất huyết xung quanh hoặc trong não của trẻ sơ sinh. Hiện tượng này khiến trẻ ngủ nhiều hơn so với các bé khác. Hoặc nôn mửa đi kèm với hiện tượng co giật ở một số người cũng là dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang thiếu Vitamin K.
Xuất hiện dấu hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường
Đối với những người có hàm lượng Vitamin K thấp sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường type 2. Lý do là vì chất này có thể kháng Insulin và chuyển hóa Glucose. Triệu chứng thường gặp có thể là: Tiểu tiện nhiều, thường xuyên khát nước, mệt mỏi, mờ mắt và giảm cân bất thường.
Trông già hơn có thể là một dấu hiệu của thiếu vitamin K trong cơ thể. Vitamin K không phải là yếu tố đằng sau những nếp nhăn mới hình thành trên da của bạn, nhưng thiếu vitamin này có thể dẫn đến các bệnh khác như sức khoẻ xương yếu, vấn đề về tim mạch,... có thể khiến bạn nhìn già hơn tuổi.