<div> <p><strong><span><span><span><span><span><span>Nhiều khó khăn </span></span></span></span></span></span></strong></p> <p><span><span><span><span><span><span>Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực được kỳ vọng sẽ minh bạch hóa hoạt động khai thác khoáng sản nhờ việc đưa ra đấu giá công khai các mỏ khoáng sản. Tuy vậy, trong quá thực hiện vẫn có nhiều vướng mắc nên suốt một thời gian dài, việc đấu giá chỉ thực hiện lẻ tẻ ở một số tỉnh.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>TS. Lê Ái Thụ, Hội Địa chất Việt Nam cho biết,theo quy định tại Khoản 1, Điều 79, Luật Khoáng sản 2010, hình thức đấu giá gồm có: Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản và đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Về cơ bản, các khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khi thác trước khi Luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực. Vì vậy, quy định này là không thực tế.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Theo TS. Lê Ái Thụ, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại các khu vực chưa thăm dò khoáng sản không khả thi, vì cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá cũng không hiểu được điểm mỏ được mang đi bán đấu giá. Thông thường, để tổ chức bán đấu giá, người có vật bán đấu giá phải hiểu được phần nào về giá trị của vật đó. Còn tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá cũng không thể hiểu được vật đem đấu giá là như thế nào, chất lượng ra sao.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Cùng với đó, giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản được quy định tại Khoản 2, Điều 4, Nghị định 22/2012/NĐ-CP không thấp hơn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Quy định như vậy sẽ không thực tiễn. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hiện hành được xác định trên cơ sở mỏ đã có dự án đầu tư. Vì vậy, việc xác định giá khởi điểm rất khó triển khai, nếu có triển khai thì độ tin cậy không có, đặc biệt, đối với khu vực chưa có kết quả thăm dò.</span></span></span></span></span></span></p> <div><span><span><span><span><span><span>Mặt khác, những mỏ được đưa ra đấu giá, giá trị kinh tế thu lại không cao nên doanh nghiệp không mấy mặn mà. Ngoài ra, chi phí dịch vụ đấu giá quá cao (tính theo % giá trị mỏ) đã cản trở sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong đấu giá khoáng sản.</span></span></span></span></span></span></div> <p><span><span><span><span><span><span>TS. Lê Ái Thụ cho rằng, chính những khó khăn, bất cập trên, Luật Khoáng sản 2010 đã được Quốc hội thông qua hơn 6 năm, song việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ TN&MT chưa được thực hiện tại bất kỳ khu vực nào. Còn tại các địa phương cũng chỉ có vài mỏ được tổ chức đấu giá.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Tiến Chỉnh, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam nhận định, đấu giá khai thác khoáng sản gặp khó là do trong quá trình đấu giá đã không thu hút đủ số doanh nghiệp (hồ sơ) tham gia đấu giá, theo quy định, ít nhất là 3 tổ chức. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính theo quy định (vốn chủ sở hữu ít nhất 50 tỷ đồng); đồng thời, yêu cầu doanh nghiệp cần có chuyên môn về thăm dò, khai thác khoáng sản và phải cam kết chế biến sâu...</span></span></span></span></span></span></p> <p><strong><span><span><span><span><span><span>Đấu giá thành công</span></span></span></span></span></span></strong></p> <p><span><span><span><span><span><span>Lý giải về nguyên nhân chưa thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho biết, không phải do Bộ TN&MT chưa tổ chức đấu giá mà do chưa đủ điều kiện để tổ chức. Nguyên nhân là, theo quy định của Nghị định 22 trước đây, tổng số doanh nghiệp tham gia đấu giá phải là 3 doanh nghiệp nhưng sau khi bán hồ sơ 4 mỏ công khai năm 2015, nhận về trung bình mỗi mỏ được 5 - 6 hồ sơ. Nhưng khi lọc hồ sơ, những mỏ do Bộ TN&MT tổ chức đấu giá, Bộ Tài chính ra yêu cầu vốn chủ sở hữu là 50 tỷ, khi nhận hồ sơ vào, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đều chưa đạt. Chính vì vậy,nên 4 mỏ chưa đấu giá được. Bộ TN&MT đã đề nghị,Thủ tướng cho sửa lại số doanh nghiệp tối thiểu và được chấp thuận trong Nghị định 58. Hiện nay, theo Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản, sửa đổi Nghị định 22, cho phép giảm số doanh nghiệp tham gia đấu giá xuống còn 2, theo đúng tinh thần Nghị định 77 là đấu giá tài sản chung của Chính phủ trước đây.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Sau khi có Quyết định số 1170/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2017, vào tháng 10/2018, Hội đồng đấu giá quyền khai thác khoáng sản Bộ TN&MT đã tổ chức đấu giá thành công quyền khai thác quặng sắt khu vực Nam Phia Đăm, xã Bằng Thành và xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Khu vực đưa ra đấu giá có diện tích 66,8ha, với tổng tài nguyên cấp 333 và cấp 334a là 478.105 tấn quặng sắt (khu vực chưa được thăm dò khoáng sản); không thuộc khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và đã được UBND tỉnh Bắc Kạn thống nhất về chủ trương triển khai công tác đấu giá tại Văn bản số 3123/UBND-CN ngày 5/7/2017; được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng sắt đến năm 2020, có xét đến năm 2030 tại Văn bản số 557/TTg-CN ngày 26/4/2018. Giá khởi điểm được đưa ra là: R = 2,0% (R là mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản).</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Sau 2 vòng đấu giá, Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản TTC có địa chỉ ở tổ 2, phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã trúng đấu giá. Giá trúng là R = 2,7 %, tăng 35% so với giá khởi điểm.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng đấu giá nhận định, việc tổ chức thành công cuộc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là tiền đề tăng cường công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản, đổi mới cơ chế cấp phép hoạt động khoáng sản. Qua đó, quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững, tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường. Đồng thời, phát huy tiềm năng khoáng sản, thu hút đầu tư khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Ông Đỗ Cảnh Dương cho biết, Tổng cục đã triển khai công tác đấu giá theo quy định. Các bước chuẩn bị cho cuộc đấu giá tuân thủ đúng các quy định của Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Luật Khoáng sản năm 2010 và các văn bản pháp luật hướng dẫn.</span></span></span></span></span></span></p> <p><span><span><span><span><span><span>Việc trước đây chưa tổ chức được cuộc đấu giá là do có một số vướng mắc về quy định số lượng tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá; tiêu chí vốn chủ sở hữu của , cá nhân tham gia đấu giá. Vấn đề này đã được giải quyết tại Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.</span></span></span></span></span></span></p> </div> <p> </p>