Đào trúng mộ cổ 500 năm, tái mặt thấy thi thể vẫn còn nguyên vẹn
Thiên Trang (TH)
Trong lòng quan tài, các nhà khảo cổ tìm thấy hai thi thể vẫn còn nguyên vẹn, nhưng da của họ đã bắt đầu chuyển sang màu đen do tiếp xúc với không khí.
Vào tháng 3/2017, một ngôi mộ cổ thời nhà Minh được phát hiện tại một công trường xây dựng cống ở huyện Thái Khang, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, khiến mọi người đều sửng sốt. Người ta đã phát hiện ra mộ cổ này khi một công nhân điều khiển máy xúc phát hiện vài viên gạch xanh dưới lớp đất bị đào ra.
Tuy nhiên, do công trường này vi phạm các quy định và không báo cáo trước trong quá trình thi công, nên mộ cổ của triều đại nhà Minh đã bị phá hủy bởi một chiếc máy xúc. Vụ việc này đã thu hút sự chú ý của cư dân địa phương, tạo ra một cảnh tượng hỗn loạn.
Khi đoàn khảo cổ gấp rút đến hiện trường, họ phát hiện ra hai chiếc quan tài pha lê trong lăng mộ đã bị lôi ra ngoài và nắp của chúng đã bị cạy ra.
Trong lòng quan tài, các nhà khảo cổ tìm thấy hai thi thể vẫn còn nguyên vẹn, nhưng da của họ đã bắt đầu chuyển sang màu đen do tiếp xúc với không khí.
Nhờ những dòng chữ trên văn bia, danh tính của chủ nhân ngôi mộ đã được làm sáng tỏ.
Đó là Cố Phác, một quan Hữu đô Ngự sử trong triều đại nhà Minh, được người đời gọi là "Bao Thanh Thiên".
Con cháu của Cố Phác đã đến hiện trường và biểu hiện sự xót xa khi ngôi mộ của tổ tiên bị đào bới.
Sau cuộc thương lượng, các đơn vị khảo cổ và chính quyền địa phương đã đồng ý vận chuyển xác ướp cổ đại về phòng thí nghiệm để phân tích.
Các đồ vật như văn bia và đồ tùy táng có giá trị nghiên cứu lịch sử sẽ được hiến cho đất nước, trong khi những đồ vật khác sẽ được trả lại cho gia đình của Cố Phác.
Tin đồn về việc có người từ công trường mang theo nhiều đồ tùy táng bằng vàng và ngọc đã bị bác bỏ bởi đại diện của đơn vị khảo cổ.
Mời quý độc giả xem thêm video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.