Các đảo pin điện mặt trời nổi sẽ làm giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính và sự phụ thuộc của thế giới vào nhiên liệu hóa thạch.
Bài viết lập luận, công nghệ hiện nay có thể xây dựng các đảo pin mặt trời sản xuất methanol nổi quy mô lớn ở các khu vực trên đại dương không có sóng lớn và thời tiết khắc nghiệt. Các khu vực ngoài khơi bờ biển Nam Mỹ, Bắc Úc, Vịnh Ả Rập và Đông Nam Á đặc biệt thích hợp để neo đậu những đảo pin điện mặt trời này.
Các tác giả bài nghiên cứu khoa học trên trang PNAS nhận xét: "Giảm lượng khí thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo ra năng lượng rất cần thiết cho việc hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Nhưng, nhiên liệu lỏng từ các hợp chất carbon trong tương lai gần vẫn tiếp tục là nguồn lưu trữ năng lượng quan trọng. Chúng tôi đề xuất kết hợp các công nghệ hiện có để sử dụng năng lượng mặt trời tái chế CO2 trong khí quyển thành nhiên liệu lỏng ",.
Theo nhóm nghiên cứu khoa học, những đảo nổi pin điện mặt trời này tương tự như các trang trại đánh cá nổi. Các nhà nghiên cứu dự kiến, các cụm pin mặt trời bao gồm khoảng 70 tấm pin thành hình tròn, hòn đảo nổi năng lượng sẽ có diện tích khoảng một nửa dặm vuông (1,3 triệu m2). Những tấm pin mặt trời sẽ tạo ra điện, được sử dụng để phân tách các phân tử nước và giải phóng hydro. Hydro sau đó phản ứng với carbon dioxide bốc lên từ nước biển, tạo thành methanol có thể sử dụng làm nhiên liệu.
Các tác giả nghiên cứu cho rằng phương pháp này xóa bỏ những rào cản thực tiễn xã hội, cho phép năng lượng tái tạo cạnh tranh với nhiên liệu hóa thạch trên quy mô lớn.
Andreas Borgshulte, đồng tác giả của bài báo, cho biết ý tưởng về các đảo pin mặt trời nảy ra với các nhà nghiên cứu khi chính phủ Na Uy yêu cầu các nhà khoa học giúp đỡ đẩy các trang trại nuôi cá ra ngoài biển xa. Những các trang trại nuôi cá có một mạng lưới năng lượng độc lập.
"Các đảo sản xuất năng lượng" được đề xuất một thời gian trước đây", ông nói. "Những vấn đề còn chưa được giải quyết là lưu trữ năng lượng." Borgshulte và nhóm nghiên cứu của ông hiện đang phát triển các nguyên mẫu đảo pin mặt trời nổi. Nhóm nghiên cứu ước tính, sản lượng nhiên liệu thu được từ 3,2 triệu đảo nổi sẽ vượt quá tổng lượng khí thải toàn cầu từ nhiên liệu hóa thạch.
Một trang trại năng lượng mặt trời nổi có thể sản xuất hơn 15.000 tấn methanol mỗi năm - đủ cung cấp nhiên liệu cho một chiếc máy bay chở khách lớn Boeing 737 thực hiện hơn 300 chuyến bay có khứ hồi giữa thành phố New York và Phoenix. Bruce Patterson, nhà vật lý thuộc trường Đại học Zurich, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi chủ yếu muốn sử dụng nhiên liệu tái tạo này cho máy bay, xe vận tải đường dài, tàu thủy vận tải và hệ thống đường sắt không điện khí hóa.
Nhà vật lý học Patterson lập luận: Trang trại nổi năng lượng mặt trời không chỉ giải quyết các nhu cầu của cộng đồng xã hội mà rất cần thiết để chống khủng hoảng khí hậu. "Đây chỉ là một trong nhiều kết quả nghiên cứu khoa học mà chúng ta nên hiện thực hóa để kiểm soát sự biến đổi khí hậu, cùng với việc làm cách nhiệt tốt hơn trong nhà, sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cao hơn trong động cơ xe hơi và sử dụng xe điện", ông nói.
Trong khi chính phủ các quốc gia phương Tây và nhiều nước khác vẫn đang tiếp tục thảo luận và nghiên cứu. Chính quyền Bắc Kinh đã đưa vào khai thác sử dụng các cánh đồng hoặc đảo nổi pin điện mặt trời. Cách đây không lâu, Trung Quốc đưa vào hoạt động một nhà máy điện 40 megawatt, liên kết của 165.000 tấm pin mặt trời, trên bề mặt của một hồ nước thuộc tỉnh An Huy, phía đông đất nước. Đây là hồ được hình thành khi nước mưa tích tụ trong khu vực mỏ than bị sụt lún. Trung Quốc có chương trình đầu tư quy mô lớn vào các dự án năng lượng tái tạo, quyết tâm cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon thải ra từ việc đốt năng lượng hóa thạch.
Đảo pin mặt trời tại tỉnh An Huy, Trung Quốc. Video New China TV