<div> <p style="text-align: justify;">Trong khi đó, thống kê trên toàn quốc có hơn 3.200 người hưởng<span> lương hưu</span> dưới 1,3 triệu đồng mỗi tháng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>Danh tính người nhận lương hưu 100 triệu đồng</span></strong></p> <p style="text-align: justify;">Trao đổi với báo chí chiều 31/10, bà Đinh Thu Hiền - Phó trưởng Ban thực hiện chính sách, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết hiện mức lương hưu cao nhất ở Việt Nam thuộc về người đàn ông từng làm việc cho một công ty nước ngoài ở TP. HCM.</p> <p style="text-align: justify;">Lý giải nguyên nhân của việc hưởng lương hưu cao của người hưu trí trên, bà cho biết: "Do trong thời gian công tác, người đó đã đóng BHXH trên nền tiền lương rất cao".</p> <p style="text-align: justify;">Cụ thể, bà Hiền cho hay: "Người này làm việc từ 1992 tới tháng 3/2015, tới khi nghỉ hưu có tổng thời gian làm việc là 23 năm. Hiện nay, qua hệ thống giám sát, người đang nhận lương cao nhất không phải làm trong cơ sở nhà nước mà làm ở cơ sở liên doanh nước ngoài và người đàn ông này có thời điểm nhận mức lương tháng gần 250 triệu đồng, vì vậy nền tiền lương đóng BHXH của người đó rất cao".</p> <table> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image " style="text-align: justify;"><img alt="Danh tính người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam, 110 triệu/tháng" src="https://khds.1cdn.vn/2019/08/21/luong-huu-2(1).jpg" title="Danh tính người hưởng lương hưu cao nhất Việt Nam, 110 triệu/tháng" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc" style="text-align: justify;"> </td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;">Cũng theo bà Hiền, dù chỉ hưởng mức lương hưu tương đương với 62 % mức đóng, nhưng sau 2 đợt điều chỉnh, lương hưu của người này tới nay là khoảng 101 triệu đồng/tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Người hiện hưởng lương hưu hơn 100 triệu đồng/tháng là ông N.T. (ngụ quận 7, TP HCM), theo báo NLĐ. Ông N.T. là Tổng GĐ một công ty FDI, sau năm 2010 ông làm ở một công ty tư vấn toàn cầu.</p> <p style="text-align: justify;">Sau năm 2007, từ ngày Luật BHXH mới có hiệu lực đã khống chế mức trần, chỉ được đóng đến 20 lần mức lương cơ sở. Tháng cuối trước khi nghỉ hưu ông T. đóng BHXH 23 triệu đồng/tháng.</p> <p style="text-align: justify;"><strong><span>3.200 người nhận lương hưu 1,3 triệu đồng</span></strong></p> <p style="text-align: justify;">Bà Hiền cho hay, mức hưởng lương hưu phụ thuộc vào mức đóng BHXH và thời gian đóng. Nhiều người đóng BHXH trên cơ sở chuẩn nghèo hiện nay là 700.000 đồng/tháng, nếu nghỉ hưu và đóng đủ năm cũng chỉ nhận được trên 500.000 đồng/tháng.</p> <p style="text-align: justify;">Trước đó, trên diễn đàn Quốc hội đã có nhiều ý kiến thảo luận xung quanh lương hưu của cô giáo mầm non Trương Thị Lan (tỉnh Hà Tĩnh), với mức 1,3 triệu đồng mỗi tháng.</p> <p style="text-align: justify;">So sánh với trường hợp này, bà Hiền cũng cho biết, thống kê trên toàn quốc có hơn 3.200 người hưởng lương hưu dưới 1,3 triệu đồng mỗi tháng. Trong đó phần lớn là cán bộ xã chuyên trách, giáo viên mầm non; nhiều người đóng BHXH 20 năm hưởng mức lương hưu bằng 55-65% mức lương cơ sở (mức lương cơ sở năm 2017 là 1.300.000 đồng/tháng).</p> <p style="text-align: justify;">"Tuy nhiên, điểm mấu chốt của sự khác biệt về mức lương hưu cao hay thấp là ở mức tiền lương đóng BHXH của từng người khác nhau rõ rệt", bà Hiền nói.</p> <p style="text-align: justify;"> </p> </div> <p style="text-align: justify;"> </p>