Ngoài sắm các loại đào thế, mai thế lâu năm, các gia đình giàu có ở Hà Nội xưa còn đặc biệt chú ý đến trang phục cầu kỳ trong dịp Tết.
Với nhiều gia đình giàu có ở Hà Nội, Tết bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Sau khi tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, các gia đình chuẩn bị dọn dẹp và sắm sửa Tết. Ảnh: Người lao động
Nếu như người bình thường chỉ sắm cành đào, cành mai nhỏ thì đại gia Hà thành chơi các loại đào thế, mai thế lâu năm. Ảnh: Kenhthoitiet
Câu đối, thư pháp hay tranh Tết chế tác cầu kỳ là thứ mà nhiều người giàu xưa ở Hà Nội rất muốn có trong dịp Tết. Ảnh: Zing
Trên ban thờ tổ tiên của các gia đình trung lưu xưa luôn có bộ lư đồng đắt đỏ. Ảnh: DogoxuaDucThien
Với các gia đình giàu có ở Hà Nội xưa, trà biếu Tết phải là loại hảo hạng, đựng trong lọ thủy tinh, bọc giấy đỏ. Ảnh minh hoạ
Trang phục diện Tết của các gia đình có điều kiện ở Hà Nội vô cùng cầu kỳ. Ảnh: ANTĐ
Theo đó, trang phục của đàn ông giàu có ở Thăng Long xưa có điểm chung là “quần chùng áo dài”. Ảnh: VOV
Phụ nữ nhà giàu xưa ở Hà Nội mặc áo dài lụa là gấm vóc trong dịp Tết. Ảnh: tư liệu
Trước đây, hoa thủy tiên là loại hoa Tết chỉ dành cho người có tiền, bởi giống hoa này đắt đỏ và mất nhiều thời gian chăm sóc. Ảnh tư liệu
Ngoài ra, món ăn cũng là nét đặc trưng, tạo nên hương sắc Tết. Các gia đình giàu có mua tôm he, mực, bào ngư, gà, cá... phục vụ cỗ cho gia đình. Ảnh: NLĐ
Hà Nội thập niên 1920 - Trong vườn nhà của một gia đình giàu có. Ảnh tư liệu
Video: Xuất hiện trường đại học cho sinh viên nghỉ tết… 40 ngày