Đại dịch Covid-19 đe dọa ngành công nghiệp cà phê toàn cầu

Theo một nghiên cứu do Đại học Rutgers dẫn đầu, ảnh hưởng kinh tế xã hội của Covid-19 có thể gây ra một cuộc khủng hoảng sản xuất nghiêm trọng trong ngành cà phê.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp được kinh doanh rộng rãi nhất trên thế giới, là nguồn sinh kế của khoảng 100 triệu người trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp. Nhưng ngành nông công nghiệp này từ lâu phải vật lộn với nhiều căng thẳng như sự thay đổi thể chế, biến động giá cả thị trường, khí hậu khắc nghiệt, dịch bệnh và sâu bệnh hại cây trồng.

Trong năm 2021, Covid-19 trở thành mối đe dọa mới với ngành cà phê, có thể là nguyên nhân gián tiếp gây ra những đợt dịch bệnh gỉ sắt lá cà phê mới, một loại bệnh gây hại cây cà phê nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông nghiệp được giao dịch rộng rãi nhất trên thế giới, hỗ trợ sinh kế của khoảng 100 triệu người trên toàn cầu. Ảnh: Zack Guido

Các nhà khoa học dựa trên những nghiên cứu gần đây về bệnh nấm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia trên khắp Châu Mỹ Latinh và Caribe trong thập kỷ qua, nghiên cứu những đợt bùng phát dịch trước đây, có liên quan đến các vụ thu hoạch kém hiệu quả, sự đầu tư vào những trang trại cà phê, tác động của Covid-19 với lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp, cách ly tại gia và các chính sách biên giới quốc tế ảnh hưởng thế nào đến đầu tư vào cây cà phê, từ đó tạo ra các điều kiện ban đầu cho những khủng hoảng dịch bệnh tiềm năng.

Các nhà khoa học kết luận, sự gián đoạn kinh tế xã hội trong đại dịch Covid-19 có khả năng đẩy ngành cà phê vào một cuộc khủng hoảng sản xuất nghiêm trọng mới.

Nghiên cứu cho thấy sự bùng phát bệnh gỉ sắt lá cà phê là hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp và việc kiểm soát dịch bệnh cà phê phải là sự kết hợp đồng bộ các giải pháp khoa học và xã hội.

Dãy núi Coffee Rust

Đại dịch COVID-19 làm nổi bật tính liên kết của hệ thống sản xuất cà phê toàn cầu cho thấy được nhược điểm của ngành và những vấn đề phải giải quyết để nguồn sức mạnh vượt qua cuộc khủng hoảng tiềm năng.

Nhóm nghiên cứu kết luận, chỉ có thể có một hệ thống cà phê bền vững, lành mạnh khi xây dựng hệ thống phúc lợi cho những người nông dân dễ bị tổn thương nhất. Điều quan trọng là phải nhận thức chính xác vai trò quan trọng của người lao động và hoạt động lành mạnh của hệ sinh thái trong việc sản xuất và đảm bảo lợi nhuận.

Điều đó được hiểu là thay đổi hiện trạng và chuỗi giá trị cà phê hiện tại nhằm thừa nhận giá trị sản phẩm mà các hộ quy mô nhỏ sản xuất, nâng cao những phần thiết yếu nhưng chưa được công nhận trong quá trình sản xuất như sức khỏe con người, an ninh lương thực và tính bền vững.

Theo SciTechDaily
back to top