<div> <div> <ul> <li>Quốc hội dành 2 ngày 30-31/10 thảo luận báo cáo kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, kế hoạch năm 2020.</li> <li>Phiên sáng 31/10 có 24 đại biểu phát biểu ý kiến, nâng tổng số đại biểu phát biểu lên 73.</li> <li>Đã có thêm bộ trưởng tham gia giải trình là Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh. Ngày 30/10, Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Tư pháp cũng cung cấp thêm thông tin trước Quốc hội.</li> <li>Chiều nay, thêm 2 bộ trưởng sẽ giải trình.</li> </ul> </div> <figure class="video cms-video" data-video-src="" false="" source-url="/video-quoc-hoi-thao-luan-ve-kinh-te-xa-hoi-post1008053.html"> <div><iframe allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="" frameborder="0" height="240" src="https://www.youtube.com/embed/CIYp-c3sT7M" width="424"></iframe></div> <figcaption><strong><span>Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội</span></strong> Chiều 31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Dự kiến, sẽ có 2 bộ trưởng được chủ tọa mời giải trình các vấn đề đại biểu quan tâm.</figcaption> </figure> <div> <ul class="events"> <li class="comment" id="189720"> <div> <div> <h3>‘Tỷ lệ giường bệnh của Việt Nam cao hơn các nước phát triển nhiều’</h3> <p>Đại biểu Ngô Thị Kim Yến (Đà Nẵng) đặt vấn đề tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân tăng liệu có phải là tín hiệu thật sự đáng mừng với sự phát triển của ngành y tế.</p> <p>Theo bà Yến, tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân của Việt Nam cao hơn các nước phát triển nhiều. Một số nước còn đang giảm tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân. Lý do là tỷ lệ giường bệnh thể hiện tần suất sử dụng dịch vụ y tế. Ngưỡng tỷ lệ giường bệnh trên toàn dân tăng đồng nghĩa với việc số người đau ốm nhiều hơn qua các năm.</p> <p>“Ngưỡng tăng giường bệnh là bao nhiêu để đạt yêu cầu? Việc tăng giường bệnh có phải là giải pháp lâu dài để chống quá tải bệnh viện? Mục tiêu lâu dài của ngành y tế là cải thiện sức khỏe cộng đồng, dự phòng bệnh”, bà Yến nói.</p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="189719"> <div> <div> <h3>Đại biểu muốn lùi giờ học, giờ làm</h3> <p><strongr>Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu vấn đề đổi giờ học, giờ làm phù hợp hơn ở các đô thị. Ông cho biết hầu hết quốc gia ở châu Á và trên thế giới đều bắt đầu làm việc từ 8h30, nghỉ trưa 1 tiếng. Trong khi đó, Việt Nam đang dùng khung giờ làm việc của thời kỳ còn là nước nông nghiệp áp vào các đô thị phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch không phù hợp. Ngoài ra, một số doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nước ngoài cũng đã áp dụng giờ làm việc từ 8h30-9h.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Theo ông Cảnh, nhiều phụ huynh lo lắng vì con em dậy sớm đến trường mà không có bữa sáng phù hợp. Trong khi đó, 7h-9h sáng là thời điểm tốt nhất cho bữa ăn sáng.</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>“Tại sao phải đi làm sớm để không lo được bữa ăn cho bản thân, gia đình đúng khoa học? Xu hướng thức khuya ở đô thị cũng phù hợp việc đi làm muộn, phát triển nền kinh tế ban đêm”, đại biểu Cảnh phát biểu.</strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Ông cho rằng việc đổi giờ học giờ sẽ nâng cao hiệu quả, kỷ cương trong giờ làm việc, đem lại lợi ích giao thông. Đại biểu tỉnh Bình Định đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành quy định các cơ quan hành chính trung ương và cấp tỉnh làm việc không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng, ngành giáo dục đổi giờ học đồng bộ giờ làm.</strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="189718"> <div> <div> <h3>Các bộ trưởng trao đổi tại Quốc hội</h3> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Dai bieu muon lui gio hoc, gio lam sau 8h hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/06/a72v7331_zing.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trao đổi với Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ trong giờ giao lao của Quốc hội ngày 31/10. Ảnh:<em> Hoàng Hà.</em></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="189716"> <div> <div> <h3>Sự cố ô nhiễm nước ở Hà Nội cho thấy công tác quản lý còn nhiều sơ hở</h3> <p>Đại biểu Thái Trường Giang (Cà Mau) cho biết sự cố liên quan đến xả thải của doanh nghiệp ra biển, sông gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân khai thác thủy sản và làm nghề nuôi trồng thủy sản.</p> <p><strongr>“Sự cố dầu thải gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho nhà máy nước ở Hà Nội vừa qua… cho thấy công tác quản lý Nhà nước đối với nguồn nước ngọt còn nhiều sơ hở, ẩn chứa nhiều nguy cơ không đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân”, ông Giang nói.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Đại biểu Giang đặt câu hỏi sẽ ra sao nếu vừa rồi, chất gây ô nhiễm không phải là dầu mà là một loại hóa chất độc hại khác.</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Ông Giang kiến nghị Chính phủ tiến hành quy hoạch liên quan đến nguồn nước lưu vực sông theo Luật Quy hoạch để đảm bảo chất lượng nguồn nước. Bên cạnh đó, kiểm tra các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan đến nhà máy nước trên cả nước.</strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="189715"> <div> <div> <h3>Đã có 73 đại biểu phát biểu ý kiến</h3> <p>Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, trong phiên sáng 31/10, đã có 24 đại biểu phát biểu ý kiến, 2 bộ trưởng tham gia giải trình là Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện và Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ Chu Ngọc Anh.</p> <p>Tổng cộng, sau 1,5 ngày thảo luận kinh tế - xã hội, đã có 73 đại biểu phát biểu. Hiện tại, còn 39 người nữa chờ phát biểu vào phiên chiều.</p> </div> </div> </li> </ul> </div> <br /> <coccocgrammar></coccocgrammar></div> <p> </p>