<div> <div> <ul> <li>Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn nhóm vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém…</li> <li>Đại biểu Quốc hội cũng sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện, quản lý xe hợp đồng điện tử; đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới...</li> <li>Cùng trả lời với Bộ trưởng Giao thông là bộ trưởng các bộ Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, KH&ĐT, Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước… cùng phó thủ tướng phụ trách lĩnh vực.</li> </ul> </div> <figure class="video cms-video" data-video-src="" false="" source-url="/video-bo-truong-nguyen-van-the-tra-loi-chat-van-truoc-quoc-hoi-post953493.html"> <div><iframe allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="" frameborder="0" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Iy55bQX0r0c" width="560"></iframe></div> <figcaption><strong><span>Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn trước Quốc hội</span></strong> Sáng 5/6, Bộ trưởng Giao thông Vận tải đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội về nhiều vấn đề nóng của ngành.</figcaption> </figure> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Dai bieu chat van ve duong sa cho Dong bang song Cuu Long hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/06/05/nguyenvanthe_zing(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể. Ảnh: <em>Phạm Duy.</em></td> </tr> </tbody> </table> <div> <ul class="events"> <li class="comment" id="179697"> <div> <div> <p>Đại biểu <strong>Nguyễn Hồng Vân</strong> (Phú Yên) cho biết sau vụ tai nạn thảm khốc tại Quảng Nam vào tháng 7/2018 làm 13 người thương vong, các cơ quan chức năng đã khảo sát các tuyến tránh đi qua địa bàn tỉnh Phú Yên. Các tuyến tránh này vừa không đạt yêu cầu, vừa xuống cấp gây mất an toàn giao thông cao. Vị đại biểu đề nghị Bộ GTVT làm rõ chủ trương của bộ để khắc phục tình trạng trên.<strongr></strongr></p> <p>Đại biểu <strong>Ma Thị Thúy</strong> (Tuyên Quang) cho rằng hiện nay cơ quan chức năng vẫn đang khó khăn trong kiểm soát xe quá khổ, quá tải khiến hệ thống đường giao thông bị xuống cấp gây lãng phí cho Nhà nước và nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng GTVT làm rõ những nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này. <strongr>Ngoài ra, nữ đại biểu tỉnh Tuyên Quang cũng đề cập đến công tác đào tạo sát hạch, người thực thi công vụ trong đào tạo lái xe còn nhiều bất cập, tiêu cực, hạn chế. Bà yêu cầu Bộ trưởng trả lời về vấn đề này và nêu giải pháp trong thời gian tới.<strongr></strongr></strongr></p> <p>Đại biểu <strong>Phạm Huyền Ngọc</strong> (Ninh Thuận) cho biết cử tri đang hết sức bức xúc với hàng loạt các vụ việc tai nạn nghiêm trọng, thương tâm trong thời gian vừa qua do các tài xế say rượu gây ra. Bà cho rằng một trong những nguyên nhân là chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe và đào tạo sát hạch, thi lái xe chưa đảm bảo quy củ, nghiêm túc. Ông đề nghị Bộ trưởng Thể trả lời về các giải pháp để nâng cao ý thức, đạo đức trách nhiệm người tham gia giao thông.</p> <p>Đại biểu<strong> Dương Tấn Quân</strong> (Bà Rịa - Vũng Tàu) đặt ra các vấn đề hệ thống giao thông ở các vùng như Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, miền núi còn nhiều khó khăn. Ông yêu cầu người đứng đầu ngành GTVT trả lời về trách nhiệm, giải pháp của Bộ để giải quyết khó khăn trên.</p> <p><strongr>Đại biểu <strong>Bạch Thị Hương Thủy </strong>(Hòa Bình) nêu ra một loạt các công trình giao thông trọng điểm của Nhà nước đang lâm vào tình trạng đội vốn lớn, chậm tiến độ. Trong đó có 69 dự án nợ đọng, bà yêu cầu Bộ trưởng trả lời làm rõ phương hướng giải quyết những dự án này.</strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="179696"> <div> <div> <h3>5 dự án đường sắt đô thị đội vốn hàng chục nghìn tỷ đồng, chậm tiến độ</h3> <p>Liên quan đến danh sách những dự án giao thông đội vốn, chậm tiến độ, báo cáo của Bộ Giao thông nhắc đến dự án đường sắt đô thị, trong đó có 3 dự án do Hà Nội và TP.HCM làm chủ đầu tư, 2 dự án do Bộ Giao thông làm chủ đầu tư.</p> <p><strongr>Cụ thể, dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên theo kế hoạch hoàn thành trong năm 2020. Dự án đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên <abbr class="rate-vnd">47.325 tỷ đồng</abbr>, dự kiến tăng <abbr class="rate-vnd">29.937 tỷ đồng</abbr> so với tổng mức đầu tư được phê duyệt ban đầu.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Dự án đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương theo kế hoạch hoàn thành ban đầu trong năm 2020. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên <abbr class="rate-vnd">47.891 tỷ đồng</abbr>, dự kiến tăng <abbr class="rate-vnd">21.775 tỷ đồng</abbr> .</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 3 Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2018. Dự án đề xuất điều chỉnh tổng mức đầu tư lên <abbr class="rate-vnd">32.910 tỷ đồng</abbr>, dự kiến tăng <abbr class="rate-vnd">14.502 tỷ đồng</abbr>.</strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr>Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông do Bộ GTVT làm chủ đầu tư hoàn thành ban đầu trong năm 2016. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên <abbr class="rate-vnd">18.001 tỷ đồng</abbr>, tăng <abbr class="rate-vnd">9.232 tỷ đồng</abbr>.</strongr></strongr></strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr><strongr><strongr>Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 Yên Viên - Ngọc Hồi do Bộ Giao thông làm chủ đầu tư, giai đoạn 1 của dự án đã được điều chỉnh tiến độ, thực hiện từ 2017 đến 2024; giai đoạn 2 từ 2012 đến 2020 đang thực hiện các thủ tục để điều chỉnh tiến độ thực hiện. Dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư lên khoảng <abbr class="rate-vnd">30.427 tỷ đồng</abbr>, tăng <abbr class="rate-vnd">5.602 tỷ đồng</abbr>.</strongr></strongr></strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="179695"> <div> <div> <h3>Cạnh tranh giữa taxi và xe công nghệ điện tử</h3> <p>Trước đó, trong báo cáo gửi đến Quốc hội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã đề cập đến việc quản lý loại hình xe hợp đồng điện tử.</p> <p><strongr>Ông cho biết sau 2 năm thí điểm xe hợp đồng điện tử (Grab, Uber, Fastgo...) tại 4 tỉnh, thành phố đã có 14 đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng (13 doanh nghiệp Việt Nam và 1 nước ngoài), hơn 46.000 phương tiện tham gia ứng dụng hợp đồng điện tử.</strongr></p> <p><strongr>Tư lệnh ngành giao thông nhận định sự cạnh tranh giữa kinh doanh vận tải theo hợp đồng điện tử và taxi đã phát sinh nhiều kiến nghị từ các đơn vị kinh doanh taxi truyền thống. Trong khi đó cơ quan quản lý Nhà nước thiếu công cụ điều hành do chưa có quy định pháp lý về loại hình xe chạy theo hợp đồng điện tử. </strongr></p> <p><strongr><strongr>Xuất phát từ thực tế đó, Bộ GTVT đề xuất nên quản lý như taxi với tất cả xe chạy theo hợp đồng điện tử. Quy định này sẽ được nêu tại Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, thay thế Nghị định 86/2014. <strongr>Về lâu dài, Bộ sẽ đề xuất quy định loại hình kinh doanh vận tải này tại Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ năm 2008.</strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="179694"> <div> <div> <h3>Bộ trưởng cam kết trả lời tốt chất vấn của đại biểu</h3> <p>Về lĩnh vực ATGT, theo Bộ trưởng Thể, đây là vấn đề cả nước quan tâm vì gắn liền với cuộc sống người dân, nhiều năm qua tình hình TNGT đang từng bước được kiểm soát tốt hơn nhưng hiện vẫn ở mức cao. “Đây là trách nhiệm lớn của ngành giao thông vận tải và cơ quan chức năng”, ông Thể nhìn nhận.</p> <p><strongr>Về công tác quản lý vận tải, Bộ bám sát Luật Giao thông đường bộ, các nghị định của Chính phủ, thông tư để điều hành nhưng thời gian gần đây xuất hiện loại hình xe công nghệ mà một số nước cũng đã gặp khó khăn. Ở Việt Nam, ông Thể cho biết đã có thí điểm và đã có sơ kết, Bộ GTVT cam kết sẽ đảm bảo hoạt động vận tải tốt nhất nên mong muốn nhận được ý kiến của đại biểu Quốc hội để thực hiện tốt hơn.</strongr></p> <p><strongr><strongr>Về thu phí tự động không dừng, ông Thể cho hay Bộ GTVT hiện tập trung hoàn thiện theo tiến độ Chính phủ chỉ đạo.</strongr></strongr></p> <p><strongr><strongr><strongr>“Thời gian qua, ngành GTVT đã cố gắng rất nhiều để đáp ứng yêu cầu về phát triển hạ tầng, quản lý vận tải và đảm bảo an toàn giao thông, nhưng chúng tôi biết nhu cầu rất lớn mà khả năng có hạn. Chúng tôi cảm ơn sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước và nhân dân vì đây là cơ sở để chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ”, tư lệnh ngành giao thông nói và cam kết sẽ cố gắng trả lời tốt nhất chất vấn của các đại biểu.</strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> <li class="comment" id="179693"> <div> <div> <h3>Nhu cầu về giao thông rất lớn nhưng ngân sách còn hạn chế</h3> <p>Ngay đầu phiên chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông báo đã có 66 đại biểu đăng ký chất vấn.</p> <p><strongr>Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết thời gian qua Bộ GTVT đã nhận được nhiều ý kiến cử tri và đại biểu Quốc hội. Với trách nhiệm của mình, Bộ GTVT đã tiếp thu và làm tốt trách nhiệm.</strongr></p> <p><strongr><strongr>“GTVT là ngành kinh tế đặc biệt, là mạch máu của nền kinh tế, nhu cầu của xã hội rất lớn và cần có ngân sách, nhưng hiện nay ngân sách của ta còn hạn chế, vì thế hệ thống giao thông còn nhiều bất cập, đầu tư còn chưa đảm bảo được một số vùng miền”, ông Thể nói<strongr> đồng thời nhấn mạnh với nguồn vốn được giao, Bộ cố gắng tham mưu Chính phủ thực hiện những dự án trọng điểm nhất, tốt nhất.</strongr></strongr></strongr></p> </div> </div> </li> </ul> </div> <br /> </div> <p> </p>