Bệnh nhân Phan Văn L. (sinh năm 1992, Càng Long, Trà Vinh) là công nhân đứng máy để cuộn tròn các cọng dây kẽm (cọng kẽm như lưới B 40) lại thành 1 cuộn to. Khoảng nửa đêm ngày 26/2/2021, do mệt vì làm việc cả ngày, thay vì cuộn cọng kẽm vào khuôn, anh đã cuộn vào tay, làm siết chặt cổ tay. Bệnh nhân kêu cứu và được động nghiệp đến tắt máy, cắt cuộn dây kẽm quấn vào cổ tay và đến Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình.
Bệnh nhân nhập viện với hình ảnh bên ngoài cho thấy có 1 vòng siết chặt ở cổ tay và hết 1 vòng chu vi cổ tay. |
Bệnh nhân nhập viện với hình ảnh bên ngoài cho thấy có 1 vòng siết chặt ở cổ tay, vùng bàn tay - ngón tay tím, thiếu máu nuôi toàn bộ. Bàn tay và các ngón tay lạnh, mất chức nặng vận động và cảm giác.
Bàn tay và các ngón tay lạnh, mất chức nặng vận động và cảm giác. |
Sau khi tháo sợi kẽm, ekip mổ gồm BS Huỳnh Quang Tuyến, BS Văn Tiến Chương thuộc Khoa Vi phẫu - Tạo hình đã cắt lọc, thám sát, xuyên kim khóa cố định khớp cổ tay bằng 2 đinh krischner, nối vi phẫu tận - tận động mạch trụ, giải phóng bao ngoài động mạch quay, giải ép khoang mu bàn tay và giải phóng bao ngoài thần kinh quay, thần kinh trụ, thần kinh giữa. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục cắt lọc gân - cơ duỗi, sẽ khâu nối gân duỗi sau khi tình trạng bàn tay ổn định, bàn tay sống, không nhiễm trùng.
Gãy trật khớp cổ tay trái. |
Chẩn đoán sau mổ, bệnh nhân bị gãy trật khớp cổ tay trái, dập tắc bó mạch thần kinh trụ, dập động mạch quay, dập thần kinh giữa, nhổ dập nát các gân - cơ gân duỗi các ngón/dập siết cổ tay - bàn tay tím giờ thứ 8.
Theo BSCKII Võ Hòa Khánh, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình, các bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình đôi khi cũng gặp một số trường hợp bị siết, ép mạch máu ngón tay do đeo nhẫn, do bù loong, con tán, do dây kẽm nhưng thường chỉ bị 1, 2 ngón; trường hợp này bị siết toàn bộ vùng cổ tay là rất hiếm gặp. May mắn, bệnh nhân đã được các đồng nghiệp cắt bỏ dây kẽm trong vòng 2 tiếng đầu tiên và đến bệnh viện khá sớm. Sau 3 ngày, qua kiếm tra cho thấy khả năng bàn tay, ngón tay của bệnh nhân đã được cứu sống.
ThS.BS Nguyễn Thanh Quang, bác sĩ điều trị Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình, đang kiểm tra vết thương cho bệnh nhân cho biết, các ngón tay bệnh nhân hồng ấm, có cảm giác một phần, gấp nhẹ được các ngón, vết thương không có dấu hiệu nhiễm trùng. |
Bệnh nhân này sẽ tiếp tục được dùng kháng sinh mạnh chống nhiễm trùng, sau đó sẽ khâu da, ghép da bổ sung và khâu phục hồi gân duỗi sau khi đã ổn định hoàn toàn (bàn tay sống, không nhiễm trùng…).
BSCKII Võ Hòa Khánh khuyến cáo, tai nạn lao động thường xảy ra khi bệnh nhân mệt mỏi, buồn ngủ, làm ca đêm, một phút bất cẩn sẽ ân hận suốt đời, các thương tổn để lại có thể dẫn đến tàn phế, di chứng nặng nề.