Cụ bà U80 Sài Gòn đi dâng hương tưởng niệm các vua Hùng từ 3 giờ sáng

Sáng 10/4 (mùng 10 tháng 3 âm lịch), nhiều người dân khu vực phía Nam không về được đất Tổ đã đến thắp hương tại Khu tưởng niệm các vua Hùng, công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc (TP. Thủ Đức, TP.HCM).
hinh-2.jpg

Tham dự buổi Lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022 có ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM và ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Thành phố.

hinh-5(1).jpg
Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM thắp hương tưởng niệm vua Hùng.

Phát biểu tại buổi lễ, bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cho biết: "Khi cả nước vừa qua trải qua cuộc chiến chống dịch COVID-19 khốc liệt, chúng ta càng thấu hiểu hơn câu nói "các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" của Bác Hồ. Trong thời khắc thiêng liêng trước đền thờ Quốc tổ, tôi xin thay mặt toàn thể người dân Thành phố chia sớt nỗi đau với những người đã mất vì COVID-19 để từ đó cố gắng vượt qua, Nhà nước tiếp tục chăm lo sức khỏe nhân dân và xây dựng đất nước giàu mạnh."

hinh-4.jpg

Trong đoàn tham dự lễ giổ tổ, dù đã gần 80 tuổi nhưng suốt 6 năm qua, năm nào cụ bà Phạm Thị Kiều cũng cùng gia đình đều đặn đến dâng hương tưởng niệm vua Hùng.

hinh-5.jpg
Cụ Phạm Thị Kiều cũng cùng gia đình dâng hương tưởng niệm vua Hùng. 

“Nhà tôi ở TP Tân An (Long An), cách đây gần 80 km, để kịp giờ đến thắp hương, cả nhà phải chuẩn bị đi từ 3 giờ sáng. Dù đi xa nhưng tôi cũng ráng đi vì mỗi năm chỉ có một ngày này. Các vua Hùng đã có công dựng nước, là con cháu mình phải có nghĩa vụ và trách nhiệm tưởng nhớ công ơn to lớn đó”, cụ Phạm Thị Kiều chia sẻ.

hinh-9.jpg

Cùng quan điểm với cụ Kiều, nhiều kiều bào, gia đình đã đến thắp hương tưởng nhớ các vua Hùng tại khu tưởng niệm.

Bác Hoàng Văn Hưng (kiều bào gốc Đồng Nai) có mặt tại lễ tưởng niệm cũng cho rằng, vào ngày 10/3, cùng gia đình, con cháu tham gia lễ Giổ tổ Hùng Vương là một việc rất ý nghĩa để giáo dục truyền thống, nhắc nhở con cháu về nguồn cội. Dù có đi khắp chân trời góc bể, mình phải sống xứng đáng với nguồn gốc nòi giống Tiên Rồng.

hinh-3.jpg

Để phục vụ du khách đến dâng hương, bên cạnh phần lễ còn có phần hội với nhiều hoạt động nổi bật như: Hội thi gói, nấu bánh chưng; Hội trại truyền thống "Tự hào nòi giống Tiên Rồng"; Hội sách; biểu diễn võ cổ truyền, múa rồng, trống hội; gian hàng trò chơi dân gian; các chương trình biểu diễn nghệ thuật...

Theo Đời sống
back to top