<div> <p>Một cửa hàng tiện lợi ở quận Nowon, Seoul trở thành tâm điểm chỉ trích khi yêu cầu ứng viên nộp đơn cho vị trí nhân viên bán thời gian "không được là nhà nữ quyền", theo <em>Korea Bizwire.</em></p> <p>Đa số ý kiến phản đối cho rằng hành vi của chủ tiệm thể hiện sự phân biệt giới tính, định kiến sâu sắc với phụ nữ.</p> <p>Trước tình cảnh đó, chủ cửa hàng tiện lợi buộc phải lên tiếng thừa nhận sai lầm. Anh cho biết mục đích đằng sau yêu cầu này là muốn thuê một nhân viên nam, có đầy đủ sức khỏe để đáp ứng đặc thù công việc.</p> <p>Ngược lại, một công ty sản xuất quần áo nữ có tên Fuse Seoul dấy lên tranh cãi khi đăng tải quảng cáo tuyển dụng "ưu tiên ứng viên là phụ nữ và ủng hộ nữ quyền" cho vị trí nhân viên marketing.</p> <table> <tbody> <tr> <td><img alt="cong ty han cam tuyen nguoi ung ho nu quyen anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/04/28/znews-photo-zadn-vn_download.jpg" title="công ty hàn cấm tuyển người ủng hộ nữ quyền ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Các chuyên gia cho biết việc ưu tiên hoặc cấm một nhóm ứng viên có điều kiện cụ thể khi tuyển dụng có thể bị xử phạt. Ảnh: <em>Los Angeles Times.</em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p>Trả lời <em>Korea Bizwire</em>, Fuse Seoul tuyên bố quảng cáo tuyển dụng của họ "không có vấn đề gì" do ủng hộ nữ quyền đồng nghĩa với theo đuổi bình đẳng giới.</p> <p>Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc cấm, hoặc ưu tiên cho một nhóm đối tượng với điều kiện cụ thể khi tuyển dụng lao động là hành vi gây tranh cãi, song chưa chắc có bị xử lý hình sự hay không.</p> <p>"Việc cất nhắc giới tính, ngoại hình, chiều cao hay tình trạng hôn nhân khi thuê nhân viên có thể bị xử phạt, nhưng khó có thể áp dụng phương pháp đó với những trường hợp liên quan tới các khái niệm như nữ quyền", Jang Yun-mi, phát ngôn viên thuộc Hiệp hội Luật sư nữ Hàn Quốc, nói.</p> <table class="article"> <tbody> <tr> <td> </td> </tr> </tbody> </table> </div> <p> </p>