Hydro là một loại nhiên liệu trung hòa với khí hậu, có tiềm năng trở thành nguồn năng lượng của tương lai. Nắm bắt được điều này, nhóm nghiên cứu quốc tế có trụ sở tại Đại học Bristol (Anh) mới đây đã chế tạo các “nhà máy” vi sinh vật có thể sản xuất hydro khi tiếp xúc với ánh sáng ban ngày trong không khí.
Nhóm nghiên cứu, bao gồm GS Stephen Mann và TS Mei Li từ Trường Hóa học Bristol và các đồng nghiệp tại Học viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã sử dụng phương pháp thẩm thấu nén và tạo ra các giọt nước chứa hơn mười nghìn tế bảo tảo, khiến cho nồng độ oxy trong các giọt này giảm xuống mức kịch hoạt enzym đặc biệt, thay đổi quá trình quang hợp thông thường và tạo ra hydro. Mặc dù vẫn còn ở giai đoạn đầu, công trình cung cấp một bước tiến tới phát triển năng lượng xanh quang sinh học trong điều kiện khí tự nhiên.
GS Stephen Mann, cho biết: “Việc sử dụng các giọt đơn giản để kiểm soát tổ chức tế bào tảo và quá trình quang hợp trong các không gian vi mô là một phương pháp sản xuất hydro vô cùng thân thiện với môi trường và có nhiều hứa hẹn với các ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác”.