Biết "thủ phạm" khiến mình ngứa mũi, chảy máu mũi, bệnh nhân kể với bác sĩ mấy ngày trước có uống ngụm nước suối.
Một số dị vật thường mắc vào mũi:
Dị vật vô cơ: Là những dị vật được làm từ chất liệu nhựa hoặc kim loại như: cúc áo, vụn nhựa, kẹp ghim nhỏ, đồ chơi, ốc vít…
Dị vật hữu cơ: Là những dị vật từ thiên nhiên hoặc làm từ chất liệu hữu cơ, chủ yếu là đồ ăn, trái cây, vụn gỗ, vụn giấy, ngũ cốc, đất sét…
Dị vật là côn trùng: Một số côn trùng nhỏ có thể bò vào trong mũi của mọi người như muỗi, ruồi, kiến ba khoang…
Dị vật đặc biệt: Một số loại dị vật có mức độ nguy hiểm cao như pin đồng hồ nhỏ, máy trợ thính, thuốc…
Cách xử lý khi phát hiện có vật dị dạng trong mũi
Bình tĩnh để kiểm tra vị trí bị vướng dị vật trong mũi và đánh giá mức độ tổn thương dị vật gây ra.
Tuyệt đối không tự lấy dị vật ra ngoài bằng tăm bông, đũa, que nhọn… vì có thể khiến dị vật bị đẩy vào sâu bên trong.
Không nên hít thở mạnh mà hãy hít thở bằng miệng để tránh tình trạng dị vật bị hít vào sâu hơn.
Không bóp mũi để kiểm tra dị vật mà có thể dùng đèn pin để soi, nếu dị vật ở sâu bên trong thì không nên chọc ngoáy dị vật bằng các vật sắc nhọn.
Nếu dị vật có kích thước nhỏ và nằm ở vị trí bên ngoài, dễ nhìn thấy thì có thể xì mũi nhẹ để kích thích dị vật được đẩy ra ngoài.
Nếu xì mũi nhẹ mà không loại bỏ được dị vật thì không nên cố xì mũi mạnh để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Mọi người nên tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ xử trí kịp thời, bảo toàn sức khỏe mũi họng tối ưu.
Hiện nay, sử dụng nhíp là cách thường được áp dụng để xử trí dị vật mắc vào trong mũi. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng máy hút dị vật ra cho người bệnh. Nếu dị vật là côn trùng, bác sĩ bơm dầu khoáng để côn trùng bị chết ngộp rồi dùng nhíp gắp ra…
Trường hợp dị vật bị vướng vào sâu bên trong cấu trúc mũi mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường thì cần tới sự hỗ trợ của thiết bị nội soi để bác sĩ xử lý dị vật.
Sau khi gắp dị vật ra ngoài, bác sĩ sẽ sát khuẩn và kê đơn thuốc nhỏ mũi để ngăn ngừa viêm nhiễm, giúp vết trầy xước nhanh lành hơn.