Ảnh minh họa.
Thấy con hàng xóm đã tiêm phòng thủy đậu rồi mà vẫn mắc bệnh, chị Nguyễn Kim Liên (Cầu Giấy, Hà Nội) không cho con đi tiêm nữa, phần vì thấy hiệu quả tiêm phòng không cao, phần ngại vắc xin không đảm bảo, lỡ xảy ra chuyện gì thì khổ. Vừa rồi, cháu Bi con chị đi mẫu giáo về bị nổi mấy cái mụn nước gây ngứa kèm sốt. Cháu khó chịu, quấy khóc. Đưa con đi khám, bác sĩ nói cháu bị thủy đậu, lúc này chị mới hối hận.
BS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, trẻ từ 1 – 13 tuổi rất dễ mắc thủy đậu. Trẻ suy dinh dưỡng, đề kháng kém, khi bị lây nhiễm dễ gây tình trạng sốt, co giật, vì vậy tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để phòng tránh bệnh.
Thông thường, khi đã tiêm phòng thì không mắc bệnh, tuy nhiên cũng có trường hợp tiêm phòng rồi vẫn mắc nhưng nếu có bị thì bệnh cũng nhẹ hơn vì trong cơ thể trẻ đã có sẵn miễn dịch. Cần nhớ, văcxin không phòng được 100% nhưng sẽ giảm nhẹ bệnh, giảm nhẹ biến chứng nếu chẳng may trẻ mắc bệnh.
PT (ghi)