Các kháng thể mà cơ thể tạo ra khi bị nhiễm bệnh sốt rét trông khác với kháng thể do cơ thể tạo ra khi được tiêm chủng. GS Lars Hviid, Khoa Miễn dịch và Vi sinh cho biết, hệ thống miễn dịch có thể kích hoạt các cơ chế khác nhau để bảo vệ cơ thể.
Cơ chế bảo vệ thông thường chống lại nhiễm ký sinh trùng, virus và vi khuẩn bao gồm các đại thực bào. Về cơ bản đây là cách hoạt động của khả năng miễn dịch đối với hầu hết các bệnh truyền nhiễm.
Tuy nhiên, hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khả năng miễn dịch đối với bệnh sốt rét dường như hoạt động khác. Tại đây, hệ thống miễn dịch của cơ thể sử dụng một số loại tế bào khác để chống lại sự nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết quả này bằng cách so sánh mẫu máu của những người Ghana bị nhiễm sốt rét với mẫu máu của những người tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 của một loại văcxin sốt rét.
Theo GS Lars Hviidg, kiến thức mới có thể được sử dụng để cải tiến và phát triển các loại văcxin sốt rét mới tốt hơn trong tương lai. Bởi vì, giờ đây, các nhà khoa học đã biết cách cơ thể huy động khả năng phòng thủ với các tế bào tiêu diệt tự nhiên và họ có thể sẽ bắt chước điều đó bằng văcxin.