Chuyên gia WHO lý giải vì sao chưa tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Trước kiến nghị của một số địa phương về việc ưu tiên tiêm vắc xin cho trẻ em (TE), đại diện của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam cho biết, hiện vắc xin Covid-19 cho TE đang tiếp tục được nghiên cứu.
Theo chuyên gia của WHO, vắc xin phòng Covid-19 cho TE vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, chưa nên tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi /// T.NTheo chuyên gia của WHO, vắc xin phòng Covid-19 cho TE vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, chưa nên tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi - T.N
Theo chuyên gia của WHO, vắc xin phòng Covid-19 cho TE vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, chưa nên tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi

T.N

Tại hội nghị hội trực tuyến đánh giá và triển khai một số giải pháp bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em (TE) trong đại dịch Covid-19 do Bộ LĐ-TB-XH tổ chức sáng nay, 8.9, trước tình hình số ca nhiễm Covid-19 trong TE gia tăng trong thời gian gần đây, các địa phương đã kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH cần ưu tiên tiêm vắc xin cho TE.

Về vấn đề này, TS Annie Chu, Điều phối viên Nhóm Chăm sóc sức khỏe toàn dân, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, cho biết: “Các bằng chứng hiện có cho thấy trẻ em ít có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong do nhiễm Covid-19 so với các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn là chúng ta phải dạy trẻ các biện pháp phòng ngừa cơ bản, như giữ khoảng cách an toàn, tránh đám đông và tiếp xúc gần, đeo khẩu trang đúng cách và thường xuyên rửa tay. Các biện pháp phòng ngừa riêng của người lớn cũng rất quan trọng trong việc ngăn ngừa lây truyền vi rút cho TE”.

Theo bà Annie Chu, vắc xin được thử nghiệm ở người lớn trước và chỉ được đánh giá sau đó ở TE khi mà tính an toàn đã được chứng minh ở người lớn, vì TE vẫn đang ở trong quá trình tiếp tục lớn lên và phát triển.



Vì sao chưa có vắc xin Covid-19 cho trẻ em?


“Covid-19 nguy hiểm và nghiêm trọng hơn ở những người nhiều tuổi hơn. Do đó, vắc xin Covid-19 đã được phát triển, thử nghiệm và được phép sử dụng khẩn cấp trước ở nhóm người lớn. Hiện giờ, vắc xin cho trẻ em đang được tiếp tục nghiên cứu”, bà Annie Chu thông tin.

Tuy nhiên, chuyên gia của WHO cũng cho biết tin vui là tháng 7 vừa qua, nhóm Cố vấn chiến lược của WHO về tiêm chủng (SAGE) đã kết luận vắc xin Pfizer - BioNTech phù hợp để sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.

WHO khuyến nghị các quốc gia chỉ nên xem xét sử dụng vắc xin Pfizer - BioNTech Covid-19 cho TE từ 12 - 15 tuổi khi đã đạt được tỷ lệ bao phủ vắc xin cao với 2 liều trong các nhóm ưu tiên cao, như đã đề cập trong lộ trình ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 của WHO.

“Trẻ em 12 - 15 tuổi có các bệnh kèm theo khiến trẻ có nguy cơ chuyển bệnh nặng hơn, và cùng với các nhóm nguy cơ cao khác, có thể được tiêm vắc xin. Hiện nay, chúng ta chưa có dữ liệu về hiệu quả hoặc độ an toàn của vắc xin cho trẻ em dưới 12 tuổi. Do vậy, trẻ dưới 12 tuổi chưa nên được tiêm chủng cho đến khi có dữ liệu này”, bà Annie Chu khuyến cáo.

Đại diện của WHO tại Việt Nam cho biết, các thử nghiệm vắc xin cho TE đang tiếp tục được triển khai và WHO sẽ cập nhật khuyến nghị khi có những bằng chứng hoặc tình hình dịch tễ học cần thiết, phù hợp để thay đổi chính sách.

“Trong khi nguồn cung cấp vắc xin còn hạn chế, ưu tiên hiện nay là tiêm vắc xin cho người nguy cơ cao vẫn chưa được tiêm chủng ở nhiều nước trên thế giới, bao gồm: người cao tuổi, những người có bệnh mạn tính kèm theo và các nhân viên y tế”, bà Annie Chu nhấn mạnh.

Theo số liệu tổng hợp của Bộ LĐ-TB-XH, tính đến 1.9, cả nước có 39.156 TE là F0 và F1. Trong đó, có 11.822 TE là F0, số F1 là 27.334 em.

TP.HCM là địa phương có số TE là F0 và F1 cao nhất cả nước, với số TE là F0 đang điều trị là hơn 2.463 em trong tổng số 40.561 bệnh nhân đang điều trị (số liệu cập nhật tính đến sáng nay là hơn 3.000 em). Tại Hà Nội, khoảng 5% tổng số ca mắc Covid-19 là TE từ 0 - 5 tuổi. Tỷ lệ này khá cao so với những đợt dịch trước.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục TE (Bộ LĐ-TB-XH), cho hay: “Nhiều TE nhiễm Covid-19 có chuyển biến nặng tại TP.HCM; nhiều phụ nữ mang thai mắc Covid-19 nguy kịch, do đó, ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi. Một số cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng TE tập trung tại TP.HCM, Bình Dương đã có TE bị nhiễm Covid-19, nhiều trẻ em là F1; tiềm ẩn nguy cơ lây lan và biến các cơ sở này thành các điểm nóng dịch bệnh". 

Để bảo vệ TE trong đại dịch, các địa phương đã kiến nghị Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Y tếưu tiên tiêm vắc xin cho TE.

Theo thanhnien.vn
back to top