Chuyên gia khuyên dùng thức uống thảo mộc phòng chống bệnh do virus

(khoahocdoisong.vn) - Tại tọa đàm giao lưu trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus” diễn ra tại Hà Nội ngày 30/3 vừa qua, các chuyên gia trong ngành đã cùng nhau phân tích về hiệu quả của các loại thức uống thảo mộc và giải đáp thắc mắc của độc giả.

Tọa đàm và giao lưu trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus” vừa diễn ra tại Hà Nội vào ngày 30/3 vừa qua. Buổi tọa đàm có sự tham gia của các chuyên gia: PGS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam; TS Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam; PGS.TS Hồ Bá Do, Phó Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền Việt Nam.

Tọa đàm trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 30/3 vừa qua.

Tọa đàm trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus” diễn ra tại Hà Nội vào ngày 30/3 vừa qua.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đã cùng nhau làm rõ hơn công văn 1306/BYT-YDCT của Bộ Y tế về việc Tăng cường phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 bằng thuốc và các phương pháp YHCT.

TS - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam khẳng định trong tọa đàm: “Sử dụng Thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược giúp tăng cường sức đề kháng trong phòng bệnh do virus. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch”.

“Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này”, TS - Lương y Phùng Tuấn Giang chia sẻ thêm.

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh cho biết, xung quanh chúng ta có 9 loại thảo mộc dân gian quý: Kim Ngân Hoa, Cúc Hoa, La Hán Quả, Đản Hoa, Hạ Khô Thảo, Tiên Thảo, Bông Lai, Hoa Mộc Miên, Cam Thảo. Trong đó, Kim Ngân Hoa và Cam Thảo là thảo mộc quý.

Kim Ngân Hoa có vị ngọt, tính hàn, kinh phế, vị với tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng trách ôn bênh, dịch bệnh, trị các chứng viêm, các chứng do virus, tiêu viêm, kháng viêm. Loại thảo mộc này thường chữa bệnh liên quan đến đến nhiệt độc, ho, sốt và các bệnh lý liên quan đến tiêu độc như mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay rất hiệu quả.

Bên cạnh đó là Cam thảo với vị ngọt. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng cam thảo có tác dụng giải độc rất cao, làm tốt cho tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, chống ổ loét dạ dày, giảm đau. Giảm đau dạ dày. Uống cam thảo cắt cơn đau.

Ngoài ra, cam thảo còn tăng chức năng tim mạch. YHCT cho rằng cam thảo tính vị ngọt, tính bình, tùy vị. Chính vì vậy, cam thảo có tác dụng ôn trung (bổ trung huyết khí), nhuận phế chỉ khát (cắt cơn khát), thanh nhiệt giải độc (tăng tác dụng của các vị thuốc khác), giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. Với rất nhiều tác dụng như vậy cam thảo còn được gọi là quốc lão, vương dược.

Không chỉ chia sẻ về các công trình nghiên cứu tác dụng của các loại thảo mộc, các chuyên gia còn trực tiếp giải đáp thắc mắc của các độc giả gần xa gửi về tọa đàm trực tuyến “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống bệnh do virus”.

TS - Lương y Phùng Tuấn Giang giải đáp thắc mắc của độc giả về công dụng của các loại thảo mộc.

TS - Lương y Phùng Tuấn Giang giải đáp thắc mắc của độc giả về công dụng của các loại thảo mộc.

Một độc giả đến từ Thái Bình gửi câu hỏi: “Thức uống thảo mộc có tác dụng cụ thể gì trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến khó lường và lây lan rộng như hiện nay?”.

TS - Lương y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam giải đáp:

“Sử dụng Thức uống thảo mộc, hoặc các bài thuốc từ dược liệu tăng cường sức đề kháng phòng các bệnh về virus rất hiệu quả, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Những dược liệu này có tác dụng thanh phế, bài độc, tiêu viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch. Ví dụ như bài thuốc “thanh phế bài độc phù chính thang”. Y học cổ truyền coi trọng công tác phòng bệnh nên việc tăng cường kháng thể tự nhiên, tăng cường vi khuẩn có lợi là việc rất quan trọng, sử dụng cho trường hợp phòng bệnh, những người nghi nhiễm và cách ly, những người già yếu mắc các bệnh mãn tính.

Việc sử dụng y học cổ truyền trong việc phục hồi sức khỏe, tăng cường chức năng cho phổi, phòng chống tái phát bệnh là rất quan trọng. Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc sử dụng rất tốt trong giai đoạn này”.

Một độc giả khác từ Nha Trang cũng gửi câu hỏi: “Các vị thảo mộc trong công trình nghiên cứu của Viện Y học ứng dụng có dễ mua không? Có thể sử dụng để làm đồ uống hàng ngày như thế nào? Có bài thuốc đơn giản nào cho những thảo mộc này để làm trà uống hàng ngày không?”.

“Thực ra, có rất nhiều trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, các bạn không nên tự mua 9 loại riêng lẻ từ các nơi khác nhau mà không có kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng, quy trình sắc thuốc không đảm bảo, làm giảm chất lượng của bài thuốc. Chúng tôi khuyên nên mua các sản phẩm có thương hiệu, đã được kiểm định chất lượng từng khâu chặt chẽ, quy trình chiết xuất hiện đại, mang lại hiệu quả mong muốn” - PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam trả lời.

Theo Đời sống
back to top