<div> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/10/31/78330695_508048773386905_4947114292706017280_n.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">GS.TS Trần Hữu Dàng phát biểu tại Chương trình tầm soát tiền đái tháo đường.<br /> Ảnh: VGP/Hiền Minh</td> </tr> </tbody> </table> GS.TS Trần Hữu Dàng, Chủ tịch Hội Nội tiết - Đái tháo đường Việt Nam chia sẻ điều này tại Chương trình tầm soát tiền đái tháo đường, tổ chức tại Hà Nội ngày 22/11. <p>Theo định nghĩa về dịch tễ học, tiền đái tháo đường là tình trạng cơ thể có nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Chỉ số đường huyết người mắc tiền đái tháo đường được xác định ở mức 100-125mg/dL so với mức 90mg/dL ở người bình thường và mức trên 126mg/dL ở người mắc đái tháo đường.</p> <p>GS.TS Trần Hữu Dàng chia sẻ, theo số liệu từ nhiều nghiên cứu cho thấy, 11% người tiền đái tháo đường sau 1 năm tiến triển thành đái tháo đường, 15-30% sau 5 năm mắc đái tháo đường, và khoảng 50% sau 10 năm tiền đái tháo đường sẽ mắc đái tháo đường.<br /> <br /> Tiền đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýp 2 và có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực, mù lòa, bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận...</p> <p>Trong các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường, biến chứng trên tim mạch là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường với 2 biểu hiện lâm sàng là bệnh mạch vành và đột quỵ.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="" src="https://khds.1cdn.vn/2019/11/07/77315993_426302598061729_9082302899714785280_n.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="desc">Những người trên 45 tuổi, mắc bệnh tăng huyết áp, mỡ máu...cần phải tầm soát bệnh đái tháo đường định kỳ. Ảnh: VGP/Hiền Minh</td> </tr> </tbody> </table> <p>Tiền đái tháo đường hiện là một trong những vấn đề “nóng” về sức khỏe con người trên thế giới. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 ước tính có 1/14 dân số trưởng thành mắc tiền đái tháo đường, tương đương 352 triệu người. Riêng khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, số người mắc tiền đái tháo đường dự đoán tăng từ 29 triệu người (2017) lên 50 triệu người năm 2045.</p> <p>Mặt khác, theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, có tới 68,9% người tăng đường huyết chưa được phát hiện ở nước ta.</p> <p>Theo GS.TS Trần Hữu Dàng, bệnh đái tháo đường không thể chữa khỏi nhưng người tiền đái tháo đường hoàn toàn có thể trở về bình thường bằng cách dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn... (đi bộ nhanh ít nhất 150 phút/tuần...). Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh nguy cơ tim mạch tăng 20% ở người tiền đái tháo đường so với người bình thường nhưng khi kiểm soát đường huyết trở về bình thường ở đối tượng này cũng sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.</p> <p>Các chuyên gia cũng khuyến cáo, do bệnh đái tháo dường không có những dấu hiệu bệnh rõ ràng nên người dân cần thăm khám tầm soát hằng năm. Các đối tượng nên thăm khám tầm soát định kỳ theo khuyến cáo gồm: Phụ nữ mang thai, người thừa cân béo phì, người trên 45 tuổi, gia đình có người mắc đái tháo đường, người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, mỡ máu...</p> <p>Nhân dịp này, Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam sẽ tổ chức chương trình hỗ trợ chẩn đoán sớm tiền đái tháo đường cho khoảng 25.000 người có nguy cơ cao, tại 6 bệnh viện lớn trên cả nước gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nội Tiết Nghệ An, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội. Thời gian thực hiện dự kiện bắt đầu từ cuối tháng 11 này đến năm 2020.</p> <p> </p> <div> <div> </div> </div> </div> <p> </p>