Chuyên gia gợi ý việc tập luyện thể dục đúng cách với người cao tuổi

(khoahocdoisong.vn) - Mùa đông, người già tập thể dục thể thao không đúng khoa học sẽ gây hại cho sức khỏe. Chuyên gia y tế sẽ gợi ý những cách luyện tập đúng, tốt cho sức khỏe người cao tuổi.

<div> <div><strong>Đột quỵ v&igrave; tập luyện qu&aacute; sớm</strong></div> </div> <p>Đề cập đến vấn đề tập luyện của người cao tuổi, tại buổi tọa đ&agrave;m &ldquo;Hướng dẫn chuy&ecirc;n m&ocirc;n về chăm s&oacute;c Người cao tuổi mắc một số bệnh nan y thường gặp&rdquo; do Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), B&aacute;o Gia đ&igrave;nh &amp; X&atilde; hội tổ chức, GS.TS L&ecirc; Đức Hinh - nguy&ecirc;n Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam cho hay, h&agrave;ng ng&agrave;y ch&uacute;ng ta vẫn thấy c&oacute; rất nhiều cụ mặc mỏng manh, mặc &aacute;o ngắn&hellip; tập thể dục ở ngo&agrave;i c&ocirc;ng vi&ecirc;n s&aacute;ng sớm. Tập giờ đ&oacute; kh&ocirc;ng hẳn l&agrave; tốt, kh&ocirc;ng d&agrave;nh cho người kh&ocirc;ng được khỏe mạnh hay người cao tuổi. Kh&ocirc;ng thể phủ nhận việc tập thể dục buổi s&aacute;ng rất tốt cho sức khỏe. Nhưng tập sai c&aacute;ch, kh&ocirc;ng đ&uacute;ng thời điểm với người cao tuổi tiềm ẩn nhiều rủi ro kh&ocirc;n lường.</p> <p>Việc tập thể dục ngo&agrave;i trời khi nhiệt độ xuống thấp sẽ khiến cơ thể người gi&agrave; vốn đ&atilde; yếu kh&ocirc;ng kịp th&iacute;ch ứng, dễ tạo điều kiện cho những bệnh nguy hiểm ph&aacute;t sinh. Người cao tuổi đi l&ecirc;n đi xuống cầu thang cũng l&agrave; c&aacute;ch tập chứ kh&ocirc;ng phải cứ 4-5 giờ s&aacute;ng chạy huỳnh huỵch ra ngo&agrave;i như vậy kh&ocirc;ng c&oacute; lợi. Những người c&oacute; bệnh tim, phổi, bệnh xương khớp phải cẩn thận. Theo khuyến c&aacute;o, những người sức khỏe kh&ocirc;ng tốt th&igrave; tốt nhất n&ecirc;n đi bộ 1 tuần 150 ph&uacute;t v&agrave;o 4-5 giờ chiều.</p> <p>PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh (Bệnh viện L&atilde;o khoa Trung ương) cũng cho rằng, việc tập thể thao đ&uacute;ng c&aacute;ch sẽ gi&uacute;p l&agrave;m tăng sức chịu đựng của tim v&agrave; l&agrave;m giảm c&aacute;c rối loạn của nhịp tim, gi&uacute;p tăng &ocirc;xy trong m&aacute;u gi&uacute;p tăng qu&aacute; tr&igrave;nh chuyển h&oacute;a&hellip; Tuy nhi&ecirc;n, khi vận động kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp với tuổi t&aacute;c, cơ địa, mức độ lại bất cập. Ch&uacute;ng ta c&oacute; thể lấy v&iacute; dụ như ở người trẻ tuổi c&oacute; nhiều vận động vi&ecirc;n bị đột quỵ v&igrave; tập thể dục đ&oacute; l&agrave; do đ&atilde; qu&aacute; ngưỡng chịu đựng của cơ thể.</p> <p>Ở người cao tuổi cũng như vậy, cần nghe ng&oacute;ng cơ thể xem ngưỡng n&agrave;o ph&ugrave; hợp. Nhiều người v&igrave; quan t&acirc;m sức khỏe qu&aacute;, tập qu&aacute; nhiều, s&aacute;ng đi tập đến chiều rồi tối lại đi tập sau khi ăn. Tập như vậy kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp, đang b&agrave;o m&ograve;n sức khỏe m&agrave; kh&ocirc;ng biết. Việc tập luyện qu&aacute; sức c&oacute; thể g&acirc;y ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như căng cơ, mệt mỏi... C&agrave;ng kh&ocirc;ng n&ecirc;n cố gắng tập khi bị ốm sốt, v&igrave; khiến cơ thể bị mất nước v&agrave; mất nhiều thời gian cho việc phục hồi sức khỏe.</p> <p>Theo c&aacute;c chuy&ecirc;n gia, tập thể dục qu&aacute; sớm c&oacute; thể khiến gặp lạnh đột ngột. Bởi huyết &aacute;p người gi&agrave; thường thay đổi khi nhiệt độ xuống thấp. Huyết &aacute;p tăng v&agrave;o s&aacute;ng sớm cộng với thời tiết lạnh dễ xảy ra những tai biến mạch m&aacute;u n&atilde;o dẫn đến liệt nửa mặt, liệt nửa người. Hay người c&oacute; tiền sử huyết &aacute;p cao, th&agrave;nh mạch m&aacute;u tho&aacute;i h&oacute;a d&agrave;y l&ecirc;n l&agrave;m ảnh hưởng tới tuần ho&agrave;n n&atilde;o. Khi gặp nhiệt độ thay đổi đột ngột từ b&ecirc;n ngo&agrave;i, những động mạch đưa m&aacute;u l&ecirc;n n&atilde;o c&oacute; thể bị co tắc nghẽn g&acirc;y thiếu &ocirc;xy v&agrave; chất dinh dưỡng l&ecirc;n n&atilde;o dẫn đến đột quỵ. Thực tế đ&atilde; c&oacute; kh&ocirc;ng &iacute;t trường hợp bị cảm lạnh, tr&uacute;ng gi&oacute;, đau tim, thậm ch&iacute; đột quỵ v&igrave; hạ th&acirc;n nhiệt đột ngột do tập thể dục kh&ocirc;ng khoa học.</p> <p><strong>N&ecirc;n mặc &aacute;o l&agrave;m nhiều lớp khi đi tập</strong></p> <p>PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh khuyến c&aacute;o, trong những ng&agrave;y m&ugrave;a đ&ocirc;ng mọi người, nhất l&agrave; người cao tuổi n&ecirc;n ch&uacute; &yacute; l&ugrave;i thời gian lại. Người tập n&ecirc;n bắt đầu khi c&oacute; &aacute;nh nắng mặt trời nhằm tr&aacute;nh cho cơ thể bị k&iacute;ch th&iacute;ch v&igrave; nhiệt độ lạnh. Hoặc c&oacute; thể đổi thời gian tập sang buổi chiều. Tr&aacute;nh tập ở những nơi gi&oacute; l&ugrave;a.</p> <p>Trong những lời khuy&ecirc;n cho người lớn tuổi đi tập thể dục khuy&ecirc;n r&otilde; l&agrave; trang phục n&ecirc;n mặc l&agrave;m nhiều lớp để c&oacute; thể cởi bỏ dần dần trong qu&aacute; tr&igrave;nh tập luyện. Khi mới ra tập phải l&agrave;m cơ thể ấm n&oacute;ng dần, khởi động c&aacute;c khớp xương mềm mại đ&atilde; mới v&agrave;o b&agrave;i tập ch&iacute;nh. L&uacute;c đ&oacute;, cơ thể n&oacute;ng l&ecirc;n phải cởi bỏ từng lớp &aacute;o một để vẫn đảm bảo giữ được th&acirc;n nhiệt. Trong những ng&agrave;y m&ugrave;a đ&ocirc;ng r&eacute;t, c&oacute; mưa người cao tuổi c&oacute; thể duy tr&igrave; tập c&aacute;c b&agrave;i tập ở nh&agrave; nhẹ nh&agrave;ng thay v&igrave; ra ngo&agrave;i trời tập.</p> <p>C&aacute;c chuy&ecirc;n gia cũng khuyến c&aacute;o, với những người cao tuổi thường hay c&oacute; c&aacute;c bệnh l&yacute; tim mạch, cơ khớp&hellip; trước khi tập luyện một m&ocirc;n n&agrave;o n&ecirc;n kiểm tra tổng qu&aacute;t sức khỏe, tham khảo th&ecirc;m &yacute; kiến của c&aacute;c b&aacute;c sĩ, chuy&ecirc;n gia về hoạt động thể lực để được tư vấn tập luyện ph&ugrave; hợp nhất với t&igrave;nh trạng sức khỏe, bệnh tật của m&igrave;nh. Bởi việc tập luyện thể thao phụ thuộc v&agrave;o c&aacute;c yếu tố như cơ địa, m&ocirc;n tập, kỹ thuật, dụng cụ&hellip; Khi chọn sai trong bất cứ yếu tố n&agrave;o cũng kh&ocirc;ng tốt với người tập luyện.</p> <p>Chẳng hạn, nếu người tập bị bệnh tim mạch khi chọn m&ocirc;n đi bộ l&agrave; rất ph&ugrave; hợp. Nhưng nếu người đ&oacute; mắc th&ecirc;m c&aacute;c chứng bệnh về xương khớp th&igrave; việc đi bộ lại kh&ocirc;ng gi&uacute;p g&igrave; cho cơ thể.</p> <p>Lựa chọn b&agrave;i tập cũng cần ch&uacute; &yacute; rằng, c&aacute;c b&agrave;i tập aerobic chống chỉ định tuyệt đối với những người mới bị nhồi m&aacute;u cơ tim, đau thắt ngực kh&ocirc;ng ổn định, loạn nhịp kh&ocirc;ng kiểm so&aacute;t, block nhĩ thất ho&agrave;n to&agrave;n, suy tim cấp. Chống chỉ định tương đối với những người c&oacute; bệnh l&yacute; cơ tim, bệnh van tim v&agrave; c&aacute;c rối loạn chuyển h&oacute;a kh&ocirc;ng kiểm so&aacute;t được.</p> <p>Những người c&oacute; bệnh l&yacute; cơ xương khớp như tho&aacute;t vị đĩa đệm, cột sống thắt lưng, tho&aacute;i h&oacute;a cột sống thắt lưng, tho&aacute;i h&oacute;a khớp gối từ mức độ vừa&hellip; kh&ocirc;ng n&ecirc;n tập đi bộ, chạy, leo cầu thang, đứng l&ecirc;n ngồi xuống v&agrave; một số m&ocirc;n thể thao như cầu l&ocirc;ng, b&oacute;ng chuyền. Thay v&agrave;o đ&oacute; c&oacute; thể chọn c&aacute;c m&ocirc;n &iacute;t &aacute;p lực cho khớp v&agrave; cột sống như bơi, đạp xe&hellip;</p> <p>&nbsp;</p>

Theo giadinh.net.vn
back to top