Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, các triệu chứng bệnh đau dạ dày không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh.
Các triệu chứng bệnh đau dạ dày nêu trên không khó để nhận biết. Vấn đề là người bệnh cần cảnh giác để khi phát hiện ra triệu chứng cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cách nhận biết các dấu hiệu khi dạ dày bất ổn
Đau bụng thường xuyên: Đây được xem là triệu chứng bệnh đau dạ dày dễ nhận biết nhất. Những cơn đau thường có mức độ khác nhau, tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh. Có những cơn đau lâm râm và cũng có khi đau dữ dội hoặc đau dai dẳng. Đồng thời những cơn đau hay thường xuất hiện khi bụng đói, sau khi ăn no hoặc khi vận động mạnh…
Những cơn đau dạ dày thường xuất hiện trong vài tuần, xen kẽ vào nhiều thời điểm trong năm… Đặc biệt là vào mùa lạnh những cơn đau dạ dày thường gia tăng mạnh về cường độ và tần suất khiến cho người bệnh khá khó chịu, dễ mất tập trung và rất hay cáu gắt.
Chán ăn, ăn không ngon miệng: Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân. Khi đau dạ dày thường kèm theo các biểu hiện nóng rát bụng, đầy bụng, ợ hơi làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu hóa và làm người bệnh có cảm giác ăn không ngon miệng.
Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng sút cân nhanh chóng và khiến cho cơ thể mệt mỏi. Bạn không nên bỏ qua biểu hiện này mà cần phải khám bác sĩ ngay.
Sụt cân không rõ nguyên nhân: Ung thư dạ dày có thể gây ra giảm cân khó giải thích. Tiến sĩ Sarpel cho biết, nếu cân nặng giảm nhiều trong khi bạn không hề ăn kiêng hoặc không thay đổi nhiều sinh hoạt hàng ngày thì cần phải lưu ý.
Tuy nhiên, tiến sĩ cũng giải thích thêm, quá trình sụt cân này diễn ra từ từ nên đôi khi nhiều người không để ý. Do đó, nếu trong khoảng 6 tháng mà bạn giảm liên tục khoảng 4 – 5 cân kèm theo các triệu chứng khác thì phải lưu tâm ngay.
Ợ hơi, ợ chua: Khi thức ăn lên men do ứ trệ ở trong dạ dày lâu ngày sẽ sinh ra các triệu chứng khó chịu như ợ chua, ợ hơi, hoặc ợ nóng. Nếu tình trạng này kéo dài thì tốt nhất bạn nên đi khám vì axit trong dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều lần sẽ làm tổn thương niêm mạc tại đây gây ho và viêm họng.
Đầy bụng, khó tiêu: Khi chức năng co bóp của dạ dày bị suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng thức ăn bị ùn ứ trong dạ dày, lâu tiêu, vì thế mà người bệnh luôn cảm thấy ậm ạch, đau bụng.
Buồn nôn và nôn ói: Đối với những trường hợp bị đau dạ dày giai đoạn đầu, mức độ nhẹ thì người bệnh có thể bộc lộ cả triệu chứng buồn nôn hay thậm chí là nôn mửa. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và không có tín hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân nên đi kiểm tra, tránh nguy cơ thức ăn bị trào ngược ra ngoài gây tổn thương thực quản kèm theo những biến chứng nghiêm trọng khác.
Buồn nôn và nôn: Khi mắc bệnh đau dạ dày thường có biểu hiện nôn và buồn nôn. Hiện tượng này là do thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa khiến cho người bệnh có cảm giác buồn nôn và nôn thốc. Khi đó thức ăn bị đẩy ra ngoài nếu quá nhanh hoặc quá mạnh có thể làm cho lớp niêm mạc thực quản bị viêm hoặc rách, thậm chí còn gây chảy máu. Chưa kể đến tình trạng thiếu hụt nước và suy nhược cơ thể sau khi bị nôn ói.
Bụng chướng: Tình trạng chướng bụng là một trong những biểu hiện đau dạ dày mà ai trong chúng ta đều có thể mắc phải. Hiện tượng này có thể xuất hiện khi mới ăn xong hoặc trong lúc bình thường cũng bị, khi đó người bệnh sẽ có cảm giác như đang chứa một lượng lớn thức ăn, nước uống ở trong cơ thể vô cùng khó chịu. Đồng thời lúc này người bệnh còn bị ợ hơi, tình trạng này sẽ càng tồi tệ khi nằm.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chướng bụng như ăn phải những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, thói quen ăn uống không khoa học, tác dụng phụ của các loại thuốc.., tuy chướng bụng là một trong các dấu hiệu bệnh đau dạ dày điển hình nhưng bạn cũng cần phải gặp bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra hướng điều trị thực sự phù hợp.
Dạ dày bị xuất huyết: Đây là dấu hiệu đau dạ dày đã phát triển nặng và lớp niêm mạc đã bị tổn thương nghiêm trọng. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa có thể được phát hiện khi nôn ra máu hoặc đi đại tiện có lẫn theo máu, phân đen.. Tình trạng này lại càng nguy hiểm đối với những người mắc chứng máu khó đông, khi đó máu bị chảy nhiều mà không thể kiểm soát được.
Các biện pháp phòng tránh để điều trị hiệu quả và tránh tái phát:
Các triệu chứng bệnh đau dạ dày không những gây khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Do đó, ngoài việc điều trị bệnh bằng các phương pháp, người bệnh cũng nên tìm hiểu thêm các biện pháp phòng tránh để điều trị bệnh hiệu quả và tránh tái phát. Cụ thể như:
Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: điều này khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết. Bạn nên cố gắng ăn chậm nhai kĩ và ăn uống với mức độ vừa phải để hỗ trợ hoạt động của dạ dày. Đồng thời không nên ăn quá khuya, nhất là trước khi đi ngủ vì lúc này cơ quan tiêu hóa đã vất vả sau một ngày dài nên hoạt động cũng kém hiệu quả hơn. Ăn quá khuya cũng là nguyên nhân khiến cho cân nặng của bạn gia tăng nhanh trong thời gian ngắn.
Tập thói quen ăn chín uống sôi để hạn chế các nguồn vi khuẩn của thức ăn có thể xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh đau dạ dày.
Xây dựng một thực đơn ăn khoa học cũng là cách phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Ngoài việc ăn các thực phẩm cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động, ăn nhiều rau và quả tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn nên hạn chế thức ăn chua, cay, rượu bia và các chất kích thích… Vì những loại thức phẩm này khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
Chú ý không nên quá lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh vì có thể gây hại cho dạ dày.
Cố gắng sắp xếp công việc hợp lý, không để công việc quá nhiều gây căng thẳng, mệt mỏi và làm việc quá khuya.
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái và hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên chủ quan với sức khỏe của bản thân, nên đi khám bệnh sớm nếu thấy có các biểu hiện của viêm loét dạ dày tá tràng (như nóng rát vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua …) để nhận được những tư vấn điều trị thích hợp, kịp thời, tránh để xảy ra các biến chứng nguy hiểm như thủng ổ loét, chảy máu dạ dày, ung thư.