Đông y chia bệnh này ra làm 2 loại hư và thực. Hư là do khí huyết không đủ nuôi dưỡng cơ thể, da mặt xanh xao, mệt mỏi gầy còm, đi ngoài vã mồ hôi, chóng mặt hoa mắt, tim đập nhanh. Còn chứng thực là người bị nhiệt, mặt hay đỏ, người nóng, háo nhiệt hay khát nước, môi khô, lưỡi đỏ, nước tiểu vàng. Ngoài các loại thuốc được điều trị tây hoặc đông y, chế độ ăn uống dinh dưỡng cho bệnh này vô cùng quan trọng;
* Nước ép khoai tây: Khoai tây rửa sạch cho vào máy xay sinh tố ép lấy nước. Sáng ra ngủ dậy uống 50g nước, uống đều khi nào hết táo thì dừng.
* Nước rau xanh các loại 200g, dầu vừng 50g. Khi nước rau sôi cho dầu vừng vào nấu chín ăn nóng, giúp tiêu hóa rất tốt.
* Chuối tiêu chấm vừng: Vừng đen 30g, chuối tiêu 250g. Vừng đen rửa sạch, rang gần chín, lấy chuối tiêu chấm vừng ăn. Món này giúp cho nhuận tràng.
* Cháo mộc nhĩ: Gạo tẻ 100g, mộc nhĩ trắng 10g, đại táo 10 quả đường phèn 30g. Tất cả cho vào hầm nhừ thành cháo, ăn nguội mỗi ngày một lần. Có thể kết hợp xoa bóp bấm huyệt.
* Củ cải kho thịt: Củ cải cùng họ với cà rốt, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Củ cải có hàm lượng Vitamin C cao gấp 10 lần quả lê, ngoài ra còn chứa chất interferon inducer, có tác dụng chống virus, ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Cà rốt, củ cải có vị cay, ngọt, mát, có tác dụng loại bỏ chất độc, long đờm, giải độc khi bị viêm phế quản, giảm ho hiệu quả.
Củ cải giàu vitamin, ăn nhiều có tác dụng nhuận tràng, kháng khuẩn, chống sỏi mật, giảm cholesterol, ngăn ngừa cao huyết áp và bệnh tim mạch vành. Muốn nhuận tràng, thông đại tràng, bạn nên ăn khoảng 0.5kg củ cải cho mỗi đợt cần "thông" ruột.
Xoa bụng: Lấy tay xòe ra, áp vào bụng vùng trên rốn xoa theo chiều kim đồng hồ ngày 2 lần. Mỗi lần 10 phút, để tăng cường nhu động ruột.
Cần tạo được thói quen đi ngoài đúng vào một giờ nhất định cho có phản xạ, quen dạ. Ăn những thức ăn có tính mát, hạn chế thức ăn cay nóng. Tập thể dụng dụng cụ, hay đi bộ thường xuyên tùy theo sức khỏe mỗi người, cần tập luyện đều đặnn và kiên trì.
BS Kim Lan (nguyên cán bộ Bệnh viện Châm cứu T.Ư)