Cây thuốc quanh nhà
Trầu không: Lá trầu không tươi một nắm, rửa sạch, vò hơi nát rồi cho vào nồi nước 1000ml đang sôi, đun tiếp 10 phút là được, đổ ra chậu, chế thêm nước nguội sao cho đạt độ nóng chịu được, ngâm chân bị viêm đau trong 15 phút.
Lá lốt: Lấy lá lốt tươi 15-30g, rửa sạch, sắc lấy nước uống ấm sau bữa ăn tối chừng 20 phút, dùng liên tục trong 10-15 ngày. Hoặc lá lốt tươi 15-30g rửa sạch bằng nước muối loãng rồi đem sắc trong 10 phút, đổ ra chậu, để nguội rồi ngâm chân bị viêm đau trong 15 phút.
Tía tô: Lá tía tô tươi 15-20g, rửa sạch, sắc uống vài lần trong ngày. Hoặc dùng lá tía tô tươi rửa sạch, giã nát cùng một chút muối, đắp lên khớp viêm đau trong 15-20 phút vào buổi tối..
Lá sa kê: Lá sa kê tươi 3-4 cái, rửa sạch bằng nước muối loãng, thái nhỏ, sắc chia uống nhiều lần trong ngày.
Trạch tả: Trạch tả tươi 30g, rửa sạch, thái mỏng, ngâm với nước muối loãng trong 30 phút rồi đem ninh với gạo tẻ thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Hoặc trạch tả khô 15-20g, sắc uống trong ngày.
Sói rừng: Rễ cây sói rừng 30g ở dạng tươi hoặc 12-15g ở dạng khô, rửa sạch, thái vụn, sắc hoặc hãm uống chia uống vài lần thay trà trong ngày.
Lược vàng: Thân và lá cây lược vàng lượng tùy ý, rửa sạch phơi hoặc sấy khô, cắt vụn đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy một nắm nhỏ chừng 20g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Hoặc lấy 100g lá lược vàng rửa sạch, cắt khúc rồi đem ngâm với 1000 ml rượu trắng + Đậu xanh lượng vừa đủ, rửa sạch, ninh nhừ thành dạng cháo lỏng hoặc đặc, ăn một bát vào bữa điểm tâm và một bát trước khi ngủ tối, dùng liên tục trong 30 ngày, có thể dùng nhiều liệu trình.
Bồ công anh: Bồ công anh 20-30 tươi hoặc 15g khô sắc uống hàng ngày.
Cỏ nhọ nồi: Cỏ nhọ nồi 20-30g tươi hoặc 15g khô, sắc uống hàng ngày.
Nghệ: Nghệ vàng lượng tùy thích sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần ½ muỗng cà phê với nước ấm. Có thể dùng viên nghệ, tinh nghệ nano theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Cây chó đẻ: Hy thiêm thảo (cây chó đẻ hoa vàng) 15-20g, sắc hoặc hãm uống hàng ngày thay trà.
Lá vối: Lá vối tươi 1 nắm, rửa sạch, vò nát rồi đem sắc với 1500 ml nước trong 10 phút, lấy nước chia uống nhiều lần trong ngày.
Cây vú nêm: Xuyên sơn long (cây vú nêm) 100g, thái vụn ngâm với rượu trắng 500 ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-30 ml.
Thực phẩm tốt cho bệnh gút |
Thực phẩm quanh bếp
Rau cải: Cải bẹ xanh lượng vừa đủ, nấu nước uống hàng ngày. Hoặc rau cải trắng 250g xào với dầu thực vật ăn hàng ngày.
Thịt chó: Bổ cốt toái 60g đem sắc kỹ lấy nước đem hầm với thịt chó lượng vừa đủ, ăn trong ngày, dùng cho thống phong thể phong hàn.
Cà tím: Cà dái dê tím 250g, xào với dầu thực vật, ăn cách nhật.
Khoai tây: Khoai tây 250g, rửa sạch, thái miếng, xào với dầu thực vật ăn hàng ngày. Có thể thái miếng con chì chiên với dầu thực vật ăn nóng.
Cà rốt: Cà rốt 250g, rửa sạch, thái miếng đem nấu canh cùng 30g bá tử nhân, ăn thường xuyên. Hoặc cà rốt 250g, rửa sạch thái vụn đem ninh với 50g gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Măng: Măng tre 250g, xào nấu với dầu thực vật ăn hàng ngày.
Cháo hạt thông: Bột nhân hạt thông 30g, gạo tẻ 50g, hai thứ nấu thành cháo, ăn nóng.
Cháo nho: Nho tươi 30g ninh với gạo tẻ 50g thành cháo, ăn
Cao mật lợn: Mật lợn dạng cao khô uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 0,5g trước bữa ăn.
Cách chế cao khô mật lợn : cắt túi mật, hứng vào bát đã khử khuẩn. Lọc, đun cách thủy, vừa đun vừa khuấy đều, nhỏ từ từ dung dịch phèn chua bão hòa vào nước mật đến khi kết tủa. Lọc để lấy tủa. Rửa tủa bằng nước cất để loại phèn chua. Đựng tủa trong một đĩa men cho vào tủ sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C. Đến khi khô, để nguội, tán thành bột sẽ được cao khô.