<p>Oshawa đã nghiên cứu có 10 cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe; trong đó có một cách để chữa bệnh, đó là cách ăn số 7 (100% ngũ cốc), chủ yếu là gạo lứt muối mè; dễ áp dụng nhất và có hiệu lực nhất trong điều trị nhiều bệnh, không cần phải thêm gì nữa. Tuy nhiên, trong lúc đầu, tùy theo từng bệnh, có thể phối hợp một số thức ăn làm thuốc để mau hết bệnh.</p> <p><strong>Thực đơn 1 trong giai đoạn đầu điều trị</strong></p> <p>Giúp cho cơ thể trở lại trạng thái cân bằng. Thực đơn này có đặc tính điều hòa mau chóng, nên có thể dùng ở bất kỳ bệnh nào (cách ăn số 7 của thực dưỡng). Khi xét cần thiết có thể kết hợp với phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh.</p> <p><em>Thức ăn chính: </em>gạo tẻ lứt 100%. Số lượng tùy mức độ tiêu thụ của người bệnh; nhưng không quá 400g/ngày, không bao giờ ăn no. Chế biến dưới dạng cháo cơm hoặc bánh tùy trình dộ kỹ thuật; tuyệt đối không pha hóa chất hoặc dầu mỡ. Muối, mè lứt: tỉ lệ muối và vừng tùy trạng thái của người bệnh lúc đó, cụ thể và đơn giản là dựa vào phân lỏng hay bón mà gia giảm.</p> <p><img alt="gao lut" src="http://suckhoedoisong.vn//suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2016/11/09/chua_benh_bang_gao_lut_1.jpg" title="gao lut" /></p> <p>- Phân táo: 1g muối trộn với 10 - 12g vừng.</p> <p>- Phân lỏng: 1g muối trộn với 5g vừng.</p> <p>- Phân bình thường: 1g muối trộn với 6 - 7g vừng.</p> <p>- Mỗi ngày không quá 50g muối vừng.</p> <p><em>Thức uống: </em>gạo lứt rang sẫm nấu nước uống mỗi ngày 1/2 lít hoặc nước đun sôi giữ ở mức nóng khoảng 37<sup>0</sup>C.</p> <p>Thời gian ăn theo thực đơn 1, đến khi nào bệnh bắt đầu ổn định.</p> <p><strong>Thực đơn 2 trong giai đoạn điều dưỡng </strong></p> <p>Giúp cho bệnh mau chóng ổn định, đồng thời phục hồi sức khỏe. Thực đơn này có thêm thức ăn ngoài gạo lứt muối mè; không những để bổ sung theo nhu cầu loại bệnh mà còn để thay đổi món ăn cho bệnh nhân. Do đó, cần theo dõi sự quân bình, hợp lý trong từng bữa ăn qua xem xét phân và nước tiểu.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Thức ăn chính: gạo lứt tẻ 60% trộn tạp cốc (đậu đỏ 10%, đậu đen 10%, đậu nành 10%, kê 5%, vừng 5%). Số lượng và cách sử dụng như trong thực đơn 1. Muối, vừng lứt như thực đơn 1.</p> <p><em>Thức ăn phụ: </em>rau, củ, cá... có quy định loại dùng cho từng bệnh, mỗi ngày không quá 200g.</p> <p><em>Thức uống: </em>như thực đơn 1 hoặc một số thực phẩm chế biến dưới dạng trà.</p> <p>Thời gian ăn theo thực đơn 2 đến khi nào bệnh hoàn toàn ổn định.</p> <p><img alt="gao lut" src="http://suckhoedoisong.vn//suckhoedoisong.vn/Images/nguyenkhanh/2016/11/09/chua_benh_bang_gao_lut_2.jpg" title="gao lut" /><em>Gạo lứt, muối mè là một trong những cách ăn uống để bảo vệ sức khỏe</em></p> <p><strong>Thực đơn 3 trong giai đoạn an dưỡng</strong></p> <p>Thực đơn này nhằm củng cố và tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật lâu dài. Thực đơn này người bệnh tự điều hòa bằng cách tự lựa chọn thức ăn hàng ngày của mình cho hợp lý và tự theo dõi qua phân, nước tiểu mà thay đổi món ăn cho kịp thời.</p> <p><em>Thức ăn chính: </em>gạo tẻ lứt độn tạp cốc như thực đơn 2; muối vừng lứt như thực đơn 1.</p> <p><em>Thức ăn phụ: </em>như thực đơn 2, có thể mở rộng thêm món ăn theo khẩu vị (chọn trong bảng phân định thực phẩm), trạng thái âm thì chọn thực phẩm dương nhiều hơn và trái lại. Tất nhiên phải điều chỉnh cho quân bình qua kinh nghiệm thực tế trong quá trình ăn chữa bệnh.</p> <p><em>Thức uống: </em>như thực đơn 1 hoặc thực đơn 2.</p> <p>Số lượng trong thực đơn này, thức ăn chính cũng như thức ăn phụ, tùy theo nhu cầu của cơ thể từng người, nhưng với điều kiện thức ăn phụ không vượt quá 1/3 thức ăn chính và chỉ ăn vừa đủ, không bao giờ ăn no.</p> <p>Trong thời gian ăn theo thực đơn 3, nếu phát hiện thấy phân và nước tiểu không bình thường, người cảm thấy uể oải, ăn kém ngon là phải dừng lại, tùy theo mức độ mà chuyển sang thực đơn 1 hoặc 2.</p> <div><strong>Dùng gạo để chữa nhiều bệnh.</strong><br /> Đau bụng ỉa chảy: gạo nếp 120 hạt, gừng sống 1 miếng (2 - 4g), giã nát rồi hòa với nước đun sôi để nguội, rồi uống.<br /> Ỉa chảy lâu ngày, ăn kém sút: gạo nếp 100g, ngâm nước một đêm, phơi khô sao chín; củ mài 30g; cả hai tán nhỏ trộn đều, mỗi sáng sớm dùng 10g, pha với nước sôi với 3 muỗng nhỏ đường cát và 2g hột tiêu.<br /> Người già tạng phủ hư tổn, gầy yếu: gạo 20g, hành 3 củ, chim sẻ 3 con (nhổ lông, rửa sạch, bỏ ruột) nấu chín, bỏ vào một chén rượu, lại nấu một lúc nữa, đổ thêm vào 2 bát nước; nấu cháo ăn mỗi sáng một lần.<br /> Sinh rồi không có sữa, hoặc ít sữa:<br /> gạo nếp lứt và hạt mùi mỗi thứ 5 - 10g, nấu cháo ăn.</div> <p> </p> <div> <div> <div> </div> </div> </div>