Chồng cấm tôi dạy con riêng của chồng

(khoahocdoisong.vn) - Chồng tôi không hiểu, nghĩ tôi bạo hành con anh, nói từ nay cấm tôi dạy con riêng của chồng, sau này có con chung tôi làm gì cũng được, nhưng chừa con anh ra.

Vợ cũ của chồng tôi đi nước ngoài, bỏ bố con anh ấy từ khi đứa bé mới 10 tháng tuổi. Bao nhiêu tình yêu thương, chồng dồn hết cho con. Tôi yêu anh, là do tôi chủ động “tấn công”, chứ còn anh cũng không mặn mà gì lắm. Lý do anh đưa ra là anh sợ cảnh mẹ kế con chồng sẽ làm khổ con anh. Anh không muốn con đã mất mẹ, giờ mất nốt cả cha.

Tôi yêu và rất thương cả hai bố con anh, đối xử với con anh như thể con mình sinh ra. Có điều, cháu bé quá bướng bỉnh, và hư, một phần chắc cũng do được bố nuông chiều. Từ khi chúng tôi lấy nhau, tôi đưa cháu vào nề nếp, khuôn khổ. Nhưng bé luôn tìm cách chống lại tôi. Bực quá, một lần, tôi tét vào mông bé mấy cái. Vậy mà bé không hợp tác với tôi, gần như cắt đứt mọi quan hệ với tôi, không nói chuyện, không cho tôi chạm vào.

Chồng tôi không hiểu, nghĩ tôi bạo hành con anh, nói từ nay cấm tôi dạy con riêng của chồng, sau này có con chung tôi làm gì cũng được, nhưng chừa con anh ra. Tôi rất bối rối. Xin hãy giúp tôi!

Đinh Hồng Hạnh (Thanh Hóa)

Và chồng bạn, qua những gì bạn kể, thì anh thương con vô cùng, muốn bù đắp cho con, nên việc bạn cư xử như vậy dễ gây mất niềm tin trong anh, từ đó cấm bạn dạy dỗ con riêng của anh.Hồng Hạnh thân, trẻ con rất nhạy cảm, thường sẽ dành tình cảm cho người mà chúng có cảm giác yêu thương chúng. Con riêng của chồng bạn bướng bỉnh, hư, do được chiều chuộng, bạn muốn uốn nắn, dạy bảo cháu, điều đó không có gì sai. Tuy nhiên, nếu đột ngột, bạn dùng biện pháp cứng rắn, thì sẽ cho bé cảm giác bạn không yêu thương bé, thậm chí ghét bỏ, ác cảm với bé, từ đó dễ sinh ra việc chống đối.

Hiện tại, bạn đừng nóng vội, cứ từ từ từng chút một, hãy yêu thương, quan tâm đến bé, cho bé cảm nhận được tình cảm mà bạn dành cho bé như là của một người mẹ dành cho người con. Khi cảm nhận được tình cảm đó rồi, thì những gì bạn nói sẽ có sức nặng đối với bé, và bé tự giác làm theo, chứ không phải sự ép buộc.

Theo Đời sống
back to top