<div><strong>Vài tháng đã hỏng</strong></div> <div> </div> <div>Bàn uống nước, bàn ăn, thậm chí là cả sàn nhà bằng gỗ bị cong, vênh, nứt, phồng, rộp, sùi, phai màu hoặc bị mối mọt tấn công… chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng là hiện tượng không hiếm. Nhiều gia đình mua tủ về, nhưng một khoảng thời gian sau đã thấy cánh cửa tủ bị xệ cách; tương tự kệ tivi lúc mua thì phẳng, đẹp, nhưng sau một thời gian, kệ bị phồng và sùi lên, thêm một thời gian nữa thì bị bong tróc sơn…</div> <div> </div> <div>Theo KS Nguyễn Phan Sơn, Công ty CP tư vấn thiết kế nội thất Hoàng Gia hiện tượng cong, vênh, phai mài, phồng, rộp… xuất phát từ chất lượng gỗ kém. Ví dụ như khả năng chịu nhiệt hoặc chịu ẩm của gỗ kém (khi độ ẩm trong không khí lớn, gỗ hút ẩm sau đó trương lên dẫn đến cong vênh; tương tự, khi bị bắt lửa hoặc khi nhiệt độ cao bất thường cũng khiến cho gỗ bị biến dạng)…; gỗ còn chứa nhiều nước…</div> <div> </div> <div>Điều đáng nói khi đi mua, bằng mắt thường, chúng ta chỉ có thể biết được độ nặng nhẹ của gỗ, màu sắc của gỗ, nhưng rất khó có thể biết được khả năng chịu nhiệt, chịu ẩm, tỷ lệ nước của gỗ… Chính vì vậy, việc chúng ta bỏ một số tiền lớn mua nhầm gỗ kém chất lượng, dẫn đến bị cong, vênh, phồng, rộp…</div> <div> </div> <blockquote> <div><em><span style="background-color:#696969;">KS Nguyễn Phan Sơn: Trong quá trình sử dụng, do khả năng chịu lửa, chịu nước của gỗ kém vì thế nên tránh không kê bàn ghế, tủ … nơi quá ẩm ướt (độ ẩm thích hợp của sàn gỗ là 40-50 % ở 20°C). Ngoài ra cũng tránh kê ở nơi có nhiều ánh nắng mặt trời hoặc nơi gần bếp.</span></em></div> </blockquote> <div> </div> <div><strong>Hãy sờ và ngửi</strong></div> <div> </div> <div>Trong khi khó có thể phân biệt được chất lượng của gỗ thì thứ nhất, theo KS Nguyễn Phan Sơn, tốt nhất là phải dựa vào uy tín của nhà sản xuất để tránh mua phải hàng kém chất lượng. Khi mua nhớ hỏi kỹ về các chỉ tiêu chịu nhiệt, chịu ẩm của gỗ…</div> <div> </div> <div>Thứ hai là kiểm tra tỷ lệ chứa nước của gỗ. Tỷ lệ chứa nước của đồ gỗ nội thất thông thường là dưới 12%, vượt quá chỉ tiêu này đồ gỗ rất dễ bị cong vênh, biến hình. Người ta thường sử dựng máy đo để kiểm tra tỷ lệ nước trong gỗ nhưng bạn có thể kiểm tra bằng cách vẩy một chút nước lên chỗ không sơn, nếu thấy nước thấm chậm hoặc không thấm thì tỷ lệ chứa nước cao. Một cách khác là bạn sờ tay vào nơi không sơn ở mặt trong hoặc sau của gỗ, nếu thấy gỗ mát, mềm, chính tỏ là gỗ chưa nhiều nước.</div> <div> </div> <div>Thứ ba, hiện nay có hai loại gỗ là gỗ tự nhiên và gỗ nhân tạo. Với nội thất bằng gỗ tự nhiên, bạn phải để ý đến một vài đặc tính như nặng, thớ mịn, vân gỗ phải đều đồng nhất, màu sắc của gỗ phải phản ánh được đặc trưng màu của từng loại gỗ.</div> <div> </div> <div>Với gỗ nhân tạo, do gỗ sử dụng thêm các loại keo và phụ gia hóa học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm (chống cháy, chống mục, chống mốc, chống ẩm), điều đáng nói trong keo có chứa chất formaldehyde vốn là các chất rất độc. Vì vậy, với đồ gỗ nhân tạo, bạn nên kéo các ngăn tủ, cánh tủ ra ngửi thử, nếu có mùi hắc (formaldehyde có mùi hăng rất mạnh) sộc thẳng lên mũi gây chảy nước mắt, nhức mũi thì có nghĩa hàm lượng các chất độc trong gỗ vượt quá mức độ cho phép gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.</div> <div> </div> <div>Ngoài ra khi mua về, tránh đưa vào sử dụng ngay mà nên dùng chổi mềm quét hết các lớp bụi, sau đó dùng khăn mềm vắt kiệt nước lau lại một lần nữa cho sạch rồi hãy đưa vào sử dụng. Trong những ngày đầu sử dụng, nên tránh tình trạng đóng kín cửa, thay vào đó mở thật thoáng để mùi khí độc nhanh chóng bay ra ngoài. </div> <div> </div> <div> </div> <div> </div>