Hỏi: Trên thế giới đã có công nghệ chỉnh sửa gene chữa ung thư chưa?
Nguyễn Hoài Anh (Hà Nội)
TS Nguyễn Thái Minh Trận, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM: Vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tel Aviv (Israel) đã thử nghiệm thành công phương pháp điều trị ung thư ở loài chuột bằng công nghệ chỉnh sửa gene (CRISPR-Cas9). Bằng cách sử dụng hệ thống vận chuyển các hạt nano lipid, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu nhận thấy, CRISPR-Cas9 giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót của các con chuột bị u nguyên bào thần kinh đệm và ung thư buồng trứng di căn mà không để lại bất kỳ tác dụng phụ nào. Đây được xem là một dấu mốc quan trọng mở đầu cuộc cách mạng không chỉ trong điều trị ung thư mà ngay cả các bệnh di truyền hiếm gặp hay các bệnh mạn tính do virus gây ra như AIDS. Ở nghiên cứu này, mRNA đã được chọn để vận chuyển thay vì ADN plasmid, nhằm hạn chế chỉnh sửa gene sai mục tiêu. ADN plasmid chứa gene sgRNA và Cas9, thường được sử dụng nhiều trong nghiên cứu do có giá thành rẻ và dễ thao tác.