Chim học cách tránh xa các loại cây chứa côn trùng độc hại

Chim non khi săn mồi đã học được cách tránh xa những côn trùng có đặc tính màu sắc nổi bật, vì đó là cách chúng cảnh báo động vật săn mồi về độc tính của mình.

Không chỉ học cách nhận biết từ màu sắc của con mồi nguy hiểm, chim còn nhận biết được từ hình dạng các loại cây mà những con côn trùng đó thường sống.

cinnabar-larvae-feeding-on-ragwort-777x872.jpg
Sâu bướm cinnabar có đặc điểm nổi bật là màu sọc vàng đen.

Để chứng minh điều này, nhóm nghiên cứu của Đại học Bristol đã để những con sâu bướm cinnabar với hoa văn sọc vàng đen và những con sâu bướm giả không có màu sắc nổi bật trên cây cúc dại và cây mâm xôi (loại cây này không phải vật chủ tự nhiên của sâu bướm cinnabar). Kết quả thu được cho thấy cả 2 loại sâu bướm trên cây cúc dại có xác suất sống cao hơn so trên cây mâm xôi.

ragwort-777x626.jpg
Màu vàng của hoa cúc dại làm chim tránh xa con mồi trên cây này


Họ cũng cho rằng, có thể là do màu vàng của hoa cúc dại làm chim tránh xa con mồi trên cây này. Vì vậy, họ đã thử nghiệm lại bằng cách gỡ bỏ hoa trên cây cúc dại và gắn vào cây mâm xôi rồi ghi lại kết quả.

Trong thí nghiệm thứ 2 này, loại sâu bướm giả không có màu nổi bật trên cây mâm xôi gắn hoa cúc dại, có khả năng sống sót cao hơn so với loại này trên cây cúc dại không có hoa. Còn loại sâu bướm cinnabar có xác suất sống sót như nhau không phụ thuộc vào loại cây.

Tác giả chính Callum McLellan, sinh viên tốt nghiệp viện Khoa học Sinh học cho biết: “Sâu bướm cinnabar có đặc điểm nổi bật là màu sọc vàng đen. Chúng chỉ sống và kiếm ăn trên cây cúc dại nên có màu vàng giống hoa của cây. Chúng tôi cũng đã chứng minh được chim coi hoa cúc dại như biển cảnh báo nguy hiểm, để tránh lại gần các con mồi độc hại. Thay vì ghi nhớ từng loại sâu độc hại thì tránh xa loại cây có chúng là một phương án hiệu quả hơn”.

Đồng tác giả GS. Nick Scott-Samuel của viện Khoa học Tâm lý, nói: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy những côn trùng ăn lá có xu hướng tập trung tại các cây vật chủ dễ nhận biết để được an toàn hơn”.

Điều thú vị là bất kì loại sâu bướm ngụy trang nào, kể cả loại có lợi cho chim, sống trên cây cúc dại đều trở nên an toàn hơn vì chim đã học cách nhận biết để tránh xa cây này.

Kết quả này đã mở ra một cuộc tranh luận mới về cách độc tố phát triển ở côn trùng và những điều kiện về màu sắc cảnh báo sự nguy hiểm và ngược lại.

Theo Scitechdaily
back to top