Chiêm ngưỡng các loài chim di độc đáo của Việt Nam
T.B (tổng hợp)
Trong thế giới các loài chim, họ Chim di (Estrildidae) quy tụ những loài chim nhỏ có hình dạng mỏ đặc trưng, phù hợp với tập tính ăn hạt.
Di cam (Lonchura striata) dài 11-12 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là các khu vực trống trải, rừng thứ sinh, cây bụi, đồng cỏ, nơi canh tác, phân bố lên đến độ cao 1.850 mét. Ảnh: eBird.
Di đá (Lonchura punctulata) dài 12-13 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, nơi canh tác, cây bụi, phân bố lên đến độ cao 1.950 mét, thường tập trung theo đàn. Ảnh: eBird.
Di đầu đen (Lonchura atricapilla) dài 11-12 cm, là loài định cư không phổ biến tại Đông Bắc, tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là trảng cỏ, đầm lầy, cây bụi, nơi canh tác, phân bố lên đến độ cao 1.550 mét (chủ yếu gặp ở đất thấp), thường tập trung theo đàn. Ảnh: eBird.
Di đầu trắng (Lonchura maja) dài 11-12 cm, là loài định cư không phổ biến đến hiếm tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là trảng cỏ, đầm lầy, cây bụi, nơi canh tác lúa nước, phân bố lên đến độ cao 500 mét (chủ yếu gặp ở đất thấp), thường tập trung theo đàn. Ảnh: eBird.
Mai hoa (Amandava amandava) dài 10 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Bộ. Ảnh: eBird.
Sinh cảnh của loài chim này là rừng thứ sinh, cây bụi, trảng cỏ, vùng đầm lầy, các khu vực canh tác trống trải gần thành thị, phân bố lên đến độ cao 1.525 mét, thường tập trung theo đàn nhỏ. Ảnh: eBird.
Mời quý độc giả xem video: Bảo tồn loài voọc Cát Bà trước nguy cơ tuyệt chủng | VTV4.