<div> <p>Nhiều hộ dân ở thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) phản ánh việc Ban quản lý Khu di sản văn hóa Mỹ Sơn cho đốn hạ nhiều cây trong rừng phòng hộ cảnh quan đem bán. Thậm chí bức xúc trước sự việc, người dân đã làm đơn gửi đến cơ quan chức năng.</p> <p>Ông Nguyễn Th. B. (62 tuổi, ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên) cho hay, ông có 2 ha đất trồng keo xen kẽ xà cừ. Số cây này được gia đình ông trồng từ năm 1994. Tuy nhiên sau đó khu vực này được chuyển thành rừng phòng hộ cảnh quan của khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn nên bị cấm khai thác.</p> <p>Đến nay số cây đó đều trên 20 năm tuổi. Các đợt mưa bão dù cây ngã đổ, người dân không được phép chặt hạ, mà chỉ được tỉa cành, nhánh. Nhưng mới đây, Ban quản lý khu di sản văn hóa Mỹ Sơn lại cho chặt hạ cây để bán.</p> <div> <div> </div> </div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Khai thác trái phép rừng phòng hộ cảnh quan Khu di tích Mỹ Sơn - ảnh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/20/photo-cms-tpo-zadn-vn_a11_ehtq.jpg" /><span class="fig">Cây trong khu vực rừng phòng hộ cảnh quan Mỹ Sơn bị chặt hạ.</span> <div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Khai thác trái phép rừng phòng hộ cảnh quan Khu di tích Mỹ Sơn - ảnh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/20/photo-cms-tpo-zadn-vn_a9_wkhr.jpg" /><span class="fig">Những gốc cây đường kính 50 - 60cm</span> <div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Khai thác trái phép rừng phòng hộ cảnh quan Khu di tích Mỹ Sơn - ảnh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/20/photo-cms-tpo-zadn-vn_a6_mcat.jpg" /></div> <p>Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực rừng phòng hộ cảnh quan khu di sản văn hóa Mỹ Sơn có nhiều cây bị chặt hạ. Có những gốc cây lớn đường kính 50 - 60cm. Hiện trường vết cưa chặt còn mới, một số thân gỗ vẫn chưa mang đi. </p> </div> <div class="article-photo inlinephoto"> <p>Ông Phan Hộ - Giám đốc Ban quản lý Khu Di sản văn hóa Mỹ Sơn xác nhận, cuối tháng 10/2020 sau cơn bão số 9 khiến nhiều cây bị đổ ngã. Đơn vị cho thu dọn những cây đổ ngã do công đoàn cơ quan trồng có tuổi đời 20 năm dọc tuyến đường nội bộ đi vào khu di tích, nhưng trong quá trình thực hiện có một số cây trong khu vực rừng phòng hộ cảnh quan bị “chặt nhầm”.</p> <div>Theo Ban quản lý Khu di tích Mỹ Sơn, khảo sát có 130 cây lớn nhỏ, công đoàn cơ quan đã lập kế hoạch, hợp đồng nhân công tổ chức thu dọn. Số tiền bán được là 180 triệu đồng, theo đó sẽ trả tiền cho công nhân thu gom và phát động trồng cây bản địa.</div> <div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Khai thác trái phép rừng phòng hộ cảnh quan Khu di tích Mỹ Sơn - ảnh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/20/photo-cms-tpo-zadn-vn_a12_hxpn.jpg" /><span class="fig">Theo Giám đốc Ban quản lý Khu di sản Mỹ Sơn, một số cây trong rừng bị người mua "chặt nhầm"</span> <div> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Khai thác trái phép rừng phòng hộ cảnh quan Khu di tích Mỹ Sơn - ảnh 5" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/20/photo-cms-tpo-zadn-vn_a2_lmds.jpg" /></div> <div class="article-photo inlinephoto"> <div class="article-photo inlinephoto"><img alt="Khai thác trái phép rừng phòng hộ cảnh quan Khu di tích Mỹ Sơn - ảnh 6" src="https://khds.1cdn.vn/2021/03/20/photo-cms-tpo-zadn-vn_a8_hddo.jpg" /></div> <p>“Chúng tôi không có ý đồ khai thác mà bản chất là thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 9. Còn số cây trong rừng phòng hộ cảnh quan là do người mua nhầm lẫn nên bị chặt, hiện cũng chưa cụ thể bao nhiêu cây” – ông Hộ nói.</p> </div> </div> </div> </div> </div> </div> </div> </div> <p class="article-author cms-author"> </p> </div> <p> </p>