Hỏi: Trong cục pin có chất độc gì mà có thể gây hoại tử khi tiếp xúc?
Vũ Ngọc Anh (Hà Nội)
Theo TS Nguyễn Văn Khải, Trung tâm Dung dịch Hoạt hóa, điện hóa và đèn tiết kiệm năng lượng: Dị vật pin nguy hiểm ở chỗ khi bị mắc kẹt, nó sản sinh một dòng điện, khi tiếp xúc với da hoặc các bộ phận bên trong cơ thể sẽ tạo sự tích tụ xút ăn da gây bỏng nặng. Ngay cả sau khi viên pin đã được loại bỏ, nó vẫn có thể tiếp tục gây bỏng và tổn thương nghiêm trọng. Đã từng có trường hợp một trẻ em bị thủng ngăn vách mũi vì viên pin mắc kẹt ở mũi.
Khi bị pin chui vào mũi, tai, phải ngay lập tức lấy ra càng sớm càng tốt, trong vòng 2 giờ là an toàn. Nếu để lâu, không gian ẩm ướt sẽ kết hợp với pin tạo ra 1 dung dịch kiềm hóa có khả năng ăn da, gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ hơn. Loại pin cúc áo này có đường kính khoảng 20mm nên gây nguy hiểm cho trẻ nếu tiếp xúc.