Theo học thuyết kinh lạc, trong cơ thể có 12 kinh chính gồm: 3 kinh âm ở tay (thái âm, thiếu âm tâm, quyết âm tâm bào); 3 kinh dương ở tay (thái dương tiểu trường, thiếu dương tam tiêu, dương minh đại trường ); 3 kinh dương ở chân (thái dương bàng quang, thiếu dương đởm, dương minh vị) và 3 kinh âm ở chân (thái âm tỳ, thiếu âm thận, quyết âm can).
Thiếu dương là dương mới sinh ta; Dương minh là dương thịnh; Thái dương là dương cực. Thiếu âm là âm mới bắt đầu, thái âm là âm thịnh, quyết âm là âm cực.
Mỗi kinh đều có một vùng phân bố nhất định ở mặt ngoài của cơ thể, đều thuộc một tạng hay một phủ nhất định, có quan hệ biểu lý với phủ hoặc tạng tương ứng. Mỗi kinh đều có sự liên lạc giữa tạng và phủ, có quan hệ biểu lý.
Kinh mạch là nơi khí huyết vận hành để nuôi dưỡng âm dương, nhuận gân xương, làm trơn khớp. Nói khác đi kinh mạch là nơi tuần hoàn của khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể.
Khi có thể có bệnh do ngoại tà xâm nhập hay do nội thương làm rồi loạn kinh khí có thể thấy được trạng thái bệnh lý của kinh mạch. Ví dụ, bệnh ở kinh đại tràng, ngón tay trỏ, ngón tay cái bị ảnh hưởng. Bệnh ở tạng phủ, kinh của nó cũng có biểu hiện bệnh lý như: bệnh ở tiểu trường, trước tai thấy nóng, bệnh ở bàng quang nóng ở vai…
Tác dụng của 12 kinh chính rất quan trọng. Kinh mạch thể hiện chức năng sinh lý bình thường, sự thay đổi bệnh lý của cơ thể, mặt khác có thể dựa vào đó để quyết đoán sự sống chết, chẩn đoán mọi bệnh, còn dùng nó để điều hòa hư thực, làm quy tắc chỉ đạo lâm sàng, cho nên kinh mạch không thể không thông được.
GS Hoàng Bảo Châu (Nguyên Viện Trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam)