Cây xanh là một phần của tự nhiên, đóng vai trò vô cùng quan trọng, cải thiện môi trường sống bằng hình thức lọc bớt bụi bẩn. Chúng được xem là lá phổi của thành phố, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Hệ thống cây xanh trồng trong thành phố chắn gió và giảm tiếng ồn. Tuy nhiên, không ít trường hợp cây xanh đô thị bị “đối xử” thiếu ý thức, thậm chí tàn nhẫn, chẳng khác gì “triệt hạ” cây xanh.
Cây xanh đô thị cần được chăm sóc, bảo vệ nghiêm ngặt |
Ngoài tình trạng phổ biến như bao, bó, đổ bê tông kín mít quanh các gốc cây như tại đường Trường Sơn ở TP HCM nêu trên, không ít cây xanh còn bị người dân, các quán hàng coi là “công cụ” để giằng níu dây điện, dây trang trí, buộc dây thép quanh thân, cành, hoặc mốt ố người vô ý đốt rác, cây cỏ dưới gốc cây.
Thậm chí, có nơi còn dùng các vật dụng sắc nhọn đóng vào cành, thân khiến cho sự phát triển của cây bị thui chột hay rắc muối, hoá chất độc hại, đổ nước sôi, đốt lửa nóng… dưới gốc cây. Mục đích khiến cho cây bị chết dần chết mòn tới khi chết hẳn do những cây này đứng chắn mặt tiền ngôi nhà, cửa hàng kinh doanh của nhà họ.
Được biết, Khoản 3 Điều 49 Nghị định 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở…, đã nêu rõ: Nếu đổ phế thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh hoặc tự ý xâm hại, cản trở sự phát triển của cây xanh trong khu vực đô thị, sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Từ thực trạng cây xanh tại đô thị đã và đang bị xâm hại, thiết nghĩ cơ quan cần phải có chết tài đối với các tổ chức, cá nhân có biểu hiện, hành vi xâm hại, triệt hạ cây xanh.