Khế có nhiều tác dụng.
Theo Y học cổ truyền, khế có vị ngọt, chua, có tính sáp (bình) không độc. Chủ trị các bệnh phong nhiệt, nóng trong, sinh tân, chỉ khát. Cả cây khế đều có tác dụng chữa bệnh như lá khế, rễ, hoa và quả.
– Chữa viêm họng, ho, đau rát họng, ngứa họng và nuốt vướng: Lá khế tươi 40g, rửa sạch giã nhuyễn vắt lấy nước. Cho thêm vài hạt muối vào ngâm trong họng 15 phút. Ngày làm 2 lần, liên tục 3 ngày sẽ có hiệu quả.
– Chữa bệnh dị ứng mề đay:
Nổi mẩn do dị ứng thức ăn hoặc thuốc, ngứa ngáy khó chịu, da đỏ dần mụn. Lá khế đem rửa sạch, róc nước đem phơi hay sấy khô. Cho vào chảo nóng sao cho lá quắt lại, buộc vào miếng vải mỏng chà lên vùng da dị ứng.
Để vừa độ ấm, tránh nóng quá gây bỏng. Hoặc có thể dùng lá khế đun sôi cho vài hạt muối, xông cho ra mồ hôi. Sau đó lau người rồi tắm nước lá khế. Có thể vắt quả chanh vào nước khế cho da mát và chóng lặn mụn.
– Chữa bệnh nám da: Sau sinh nở ở phụ nữ, hay ở tuổi tiền mãn kinh có nhiều vết nám trên da. Dùng lá khế non rửa sạch giã nhuyễn, cho thêm muối vào. Lấy dung dịch đó thoa đều vào vết nám trên bề mặt da.
Lấy bông thấm vào lau 15-20 phút cho thuốc ngấm sâu bên dưới da rồi rửa lại bằng nước sạch. Ngày làm 1 lần, không những trị nám hiệu quả mà làm cho làn da trắng mịn màng. Không có vết thâm, mất cả nếp nhăn, trẻ hàng chục tuổi.
– Lá khế làm tăng tuyến sữa và nở ngực. Lá khế có nhiều vitamin C, đây là chất chống oxy hóa rất tốt. Giúp cơ thể tổng hợp collagen có kết quả tốt, làm cho da mịn màng, nhẵn bóng. Người ta còn đun nước khế uống hàng ngày thay trà. Đun nước tắm cho ngực nở nang, tràn đầy sức sống.
Bác sĩ Đức Quang
(Bệnh viện Châm cứu Trung ương)