Cập nhật vụ pate Minh Chay: Thêm nạn nhân nhập viện, độc tố mạnh gấp 10 nghìn lần xyanua

Một phụ nữ 41 tuổi ngụ ở Bình Dương là ca thứ 9 ghi nhận bị ngộ độc pate Minh Chay tại TPHCM trong vòng 10 ngày qua.

<div> <p><span>S&aacute;ng 1/9, ThS-BS Trần Văn S&oacute;ng- Ph&oacute; gi&aacute;m đốc Bệnh viện Nh&acirc;n D&acirc;n 115 x&aacute;c nhận nơi đ&acirc;y vừa tiếp nhận v&agrave; điều trị cho nữ bệnh nh&acirc;n L.T.T.H., 41 tuổi ngụ ở B&igrave;nh Dương. Theo b&aacute;c sĩ S&oacute;ng, tại thời điểm nhập viện cấp cứu, bệnh nh&acirc;n tỉnh nhưng yếu cơ tứ chi v&agrave; v&ugrave;ng mặt. 3 ng&agrave;y nhập viện, bệnh nh&acirc;n suy h&ocirc; hấp phải đặt nội kh&iacute; quản. Đến nay, bệnh nh&acirc;n được thay huyết tương 5 lần, sử dụng dịch truyền, kh&aacute;ng sinh, điều trị hỗ trợ tại khoa hồi sức t&iacute;ch cực chống độc.</span></p> <p>Theo hồ sơ bệnh &aacute;n, trước đ&oacute; ng&agrave;y 27/7, chị H. mua pate Minh Chay qua mạng. Sau &iacute;t ng&agrave;y sử dụng, chị H bắt đầu hoa mắt, ch&oacute;ng mặt, t&ecirc; lưỡi, n&oacute;i đớ, yếu cơ tứ chi k&egrave;m kh&oacute; thở. Gia đ&igrave;nh chuyển chị v&agrave;o Bệnh viện Columbia ở quận B&igrave;nh Thạnh, TPHCM điều trị nhưng kh&ocirc;ng thuy&ecirc;n giảm, sau đ&oacute; được chuyển qua Bệnh viện Nh&acirc;n D&acirc;n 115.</p> <p>&ldquo;Hiện bệnh nh&acirc;n tỉnh t&aacute;o, tiếp x&uacute;c được nhưng cơ h&ocirc; hấp của bệnh nh&acirc;n c&ograve;n yếu n&ecirc;n vẫn phải thở m&aacute;y, sức cơ tứ chi hiện mới chỉ đạt 4/5&rdquo;- b&aacute;c sĩ S&oacute;ng cho hay.</p> <p><span>Theo ghi nhận đến nay tại TP HCM đ&atilde; ghi nhận 9 bệnh nh&acirc;n phải nhập viện điều trị sau khi ăn sản phẩm pate Minh Chay c&oacute; chứa độc tố Clostridium botulinum của C&ocirc;ng ty TNHH Hai Th&agrave;nh vi&ecirc;n Lối sống mới ở huyện Đ&ocirc;ng Anh, H&agrave; Nội. Trong đ&oacute;, 6 người v&agrave;o Bệnh viện Chợ Rẫy, 2 người được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM điều trị v&agrave; 1 trường hợp nhập Bệnh viện Nh&acirc;n D&acirc;n 115.</span></p> <div><span>Trước đ&oacute;,&nbsp;v&agrave;o s&aacute;ng h&ocirc;m qua ( 31/8), chị N.T.L 40 tuổi, ở Th&aacute;i Nguy&ecirc;n đến Trung t&acirc;m Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (TP H&agrave; Nội) kh&aacute;m v&agrave; mang theo hộp sản phẩm pate Minh Chay.<br /> <br /> Chị L cho biết chị thường xuy&ecirc;n ăn pate Minh Chay. Mới nhất, h&ocirc;m 12/8, chị d&ugrave;ng sản phẩm 2 lần bữa s&aacute;ng v&agrave; chiều. Một ng&agrave;y sau, người phụ nữ 40 tuổi n&agrave;y bắt đầu c&oacute; biểu hiện mệt mỏi v&agrave; n&oacute;i kh&oacute;, ng&agrave;y 15/8 chị bắt đầu v&agrave;o Bệnh viện đa khoa Trung ương Th&aacute;i Nguy&ecirc;n do bệnh tiến triển, nhược cơ, sụp m&iacute; mắt...<br /> <br /> Bệnh viện n&agrave;y sau đ&oacute; đ&atilde; chuyển chị xuống Bệnh viện Đại học Y H&agrave; Nội v&agrave;o ng&agrave;y 18/8. Từ đ&oacute; đến nay chị điều trị tại bệnh viện n&agrave;y, nhưng kh&ocirc;ng ph&aacute;t hiện ra nguy&ecirc;n nh&acirc;n.<br /> <br /> Hai ng&agrave;y trước, khi Cục An to&agrave;n thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến c&aacute;o người d&acirc;n kh&ocirc;ng ăn pate Minh Chay do c&oacute; độc tố g&acirc;y ngộ độc, chị L mới biết v&agrave; từ s&aacute;ng 31/8 chị được chuyển sang Trung t&acirc;m Chống độc. Được biết, trong s&aacute;ng nay c&oacute; tới 4 bệnh nh&acirc;n đến đ&acirc;y để x&eacute;t nghiệm, kh&aacute;m v&igrave; do ăn thực phẩm pate Minh Chay.<br /> <br /> Theo TS Nguyễn Trung Nguy&ecirc;n, Gi&aacute;m đốc Trung t&acirc;m Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), th&ocirc;ng thường những người ngộ độc nặng, nhược cơ do ngộ độc độc tố Clostridium Botulinum sẽ phải thở m&aacute;y &iacute;t nhất trong 2 th&aacute;ng. Qu&aacute; tr&igrave;nh điều trị sau đ&oacute; sẽ k&eacute;o d&agrave;i nhiều th&aacute;ng nữa để hồi phục. Đ&oacute; l&agrave; chưa kể nguy cơ bệnh nh&acirc;n c&oacute; thể mắc th&ecirc;m c&aacute;c bệnh kh&aacute;c do việc thở m&aacute;y k&eacute;o d&agrave;i. Đ&acirc;y l&agrave; chứng bệnh rất hiếm gặp ở Việt Nam, nhưng gặp th&igrave; bệnh kh&aacute; nặng nề.<br /> <br /> Theo b&aacute;c sĩ Trần Văn Ph&uacute;c, Khoa Chẩn đo&aacute;n h&igrave;nh ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh P&ocirc;n, vi khuẩn Clostridium botulinum v&agrave; độc tố của n&oacute; l&agrave; Botulinum lu&ocirc;n khiến tất cả b&aacute;c sĩ, chuy&ecirc;n gia thực phẩm &ldquo;sợ h&atilde;i&rdquo; khi n&oacute;i tới.<br /> <br /> Botulinum bị coi l&agrave; &ldquo;chất độc kh&eacute;t tiếng số một thế giới&rdquo;. Với liều 0,004&mu;g/kg c&acirc;n nặng, chất độc n&agrave;y c&oacute; thể giết chết một người trưởng th&agrave;nh, 1 kg botulinum đủ khiến 1 tỷ người tử vong.<br /> <br /> Chất độc n&agrave;y mạnh gấp 10.000 lần chất cực độc Kali Xyanua, thậm ch&iacute; nguy hiểm hơn cả nguy&ecirc;n tố ph&oacute;ng xạ &ldquo;mạnh nhất h&agrave;nh tinh&rdquo; Polonium.<br /> <br /> Botulinum l&agrave; chất độc thần kinh cực mạnh, x&acirc;m nhập v&agrave;o c&aacute;c tế b&agrave;o thần kinh, ngăn chặn sự giải ph&oacute;ng chất dẫn truyền acetylcholine từ c&aacute;c đầu d&acirc;y thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh n&agrave;y bị chặn, xung thần kinh kh&ocirc;ng thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp c&aacute;c tế b&agrave;o thần kinh kh&ocirc;ng được thực hiện, l&agrave;m cho c&aacute;c cơ bị t&ecirc; liệt.<br /> <br /> Độc tố Botulinum c&oacute; 7 loại, k&yacute; hiệu bằng c&aacute;c chữ c&aacute;i theo thứ tự từ A đến G, ri&ecirc;ng loại C gồm hai loại phụ, như vậy tổng cộng c&oacute; 8 dạng chất độc. Nhiễm độc ở người loại A v&agrave; B l&agrave; phổ biến nhất, sau đ&oacute; đến loại E v&agrave; F, 4 loại c&ograve;n lại &iacute;t gặp hơn.<br /> <br /> D&ugrave; l&agrave; chất cực độc nhưng Botulinum kh&ocirc;ng chịu được nhiệt. Nếu đun ở 100⁰C, sau 2 ph&uacute;t chất độc bắt đầu biến t&iacute;nh v&agrave; giảm độc lực, đến 10 ph&uacute;t c&oacute; thể bị ph&aacute; hủy. &ldquo;Đ&acirc;y l&agrave; điều may mắn, bởi thực phẩm đun s&ocirc;i nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, n&ecirc;n đồ ăn tươi nấu ch&iacute;n về cơ bản l&agrave; y&ecirc;n t&acirc;m&rdquo;, b&aacute;c sĩ Ph&uacute;c nhấn mạnh.<br /> <br /> Tuy nhi&ecirc;n, với thực phẩm chế biến sẵn, d&ugrave; đ&atilde; đun n&oacute;ng ở nơi sản xuất, vẫn c&ograve;n c&ocirc;ng đoạn vận chuyển v&agrave; lưu th&ocirc;ng. Loại thực phẩm n&agrave;y được bảo quản trong v&agrave;i ng&agrave;y đến v&agrave;i th&aacute;ng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ kh&ocirc;ng đun s&ocirc;i lại n&ecirc;n kh&oacute; đảm bảo an to&agrave;n.</span><br /> &nbsp; <blockquote class="summarize cms-quote"> <p><span>Li&ecirc;n quan đến vụ việc pate Minh Chay g&acirc;y ngộ độc, trong văn bản khẩn số 1955/ ATTP-NĐTP k&yacute; ng&agrave;y 29/8 v&agrave; ph&aacute;t đi h&ocirc;m nay 30/8 về việc xử l&yacute; khẩn cấp sản phẩm kh&ocirc;ng bảo đảm an to&agrave;n thực phẩm, Cục An to&agrave;n thực phẩm cho biết đ&atilde; y&ecirc;u cầu c&ocirc;ng ty ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, ni&ecirc;m phong l&ocirc; đ&atilde; sản xuất ở khu vực ri&ecirc;ng biệt. Đồng thời cảnh b&aacute;o khẩn cấp người ti&ecirc;u d&ugrave;ng tạm thời kh&ocirc;ng mua, d&ugrave;ng sản phẩm của C&ocirc;ng ty TNHH Hai th&agrave;nh vi&ecirc;n Lối sống mới.<br /> <br /> Trong văn bản gửi c&aacute;c Sở Y tế tỉnh/th&agrave;nh, Ban Quản l&yacute; ATTP Bắc Ninh, TP. Hồ Ch&iacute; Minh v&agrave; Đ&agrave; Nẵng, Cục An to&agrave;n thực phẩm đề nghị phối hợp với cơ quan chức năng tr&ecirc;n địa b&agrave;n, chủ động kiểm tra, gi&aacute;m s&aacute;t, thu hồi sản phẩm của C&ocirc;ng ty TNHH Hai th&agrave;nh vi&ecirc;n Lối sống mới.<br /> <br /> Hiện c&ocirc;ng ty c&oacute; 13 sản phẩm, gồm Pate Minh Chay Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng b&aacute;t bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri hương thảo mộc, gi&ograve; nấm l&uacute;a m&igrave;, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm ch&aacute;y tỏi...<br /> <br /> Đối với sản phẩm Pate Minh Chay, cần ngừng ngay việc sử dụng, ni&ecirc;m phong phần c&ograve;n lại ở khu vực ri&ecirc;ng biệt, theo d&otilde;i sức khỏe v&agrave; đến ngay cơ sở y tế nếu c&oacute; bất thường.</span></p> </blockquote> </div> <p>&nbsp;</p> </div>

Theo www.tienphong.vn
back to top