Cập nhật quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế

Chỉ đạo mới nhất liên quan đến quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế yêu cầu các cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành “Hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo”.

Điều này giúp giảm thiểu tối đa những biến chứng trong quá trình chạy thận cho bệnh nhân.

Quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế

Nếu như ở các giai đoạn đầu, người bị suy thận được chỉ định điều trị bằng phương pháp bảo tồn thì đến giai đoạn cuối, bắt buộc phải điều trị bằng phương pháp thay thế, bao gồm: Chạy thận chu kỳ hay ghép thận. Vậy quy trình chạy thận nhân tạo của Bộ Y tế theo tiêu chuẩn là như thế nào?

Chuẩn bị

Chuẩn bị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo bắt đầu bằng việc tạo ra một đường vào mạch máu. Đây là nơi máu được lấy ra để lọc máu nhân tạo và sau đó đưa trở lại cơ thể. Các lựa chọn đường vào mạch máu:

● Tạo đường vào mạch máu tạm thời: Đặt catheter tĩnh mạch cảnh, tĩnh mạch đùi hoặc tĩnh mạch dưới đòn.

● Tạo đường vào mạch máu vĩnh viễn: Nối thông động – tĩnh mạch tự thân và nối thông động – tĩnh mạch nhân tạo.

Trong đó, phẫu thuật nối thông động – tĩnh mạch tự thân (mổ cầu tay chạy thận/phẫu thuật AVF) là lựa chọn đường vào mạch máu phổ biến nhất vì ít có khả năng bị nhiễm trùng hoặc đông máu, ít có nguy cơ bị tắc hẹp, cung cấp lưu lượng và tốc độ máu tốt cho quá trình chạy thận, thời gian sử dụng lâu hơn so với những loại đường vào lọc máu khác. Thứ tự lựa chọn vị trí phẫu thuật lần lượt là: Cổ tay, khủy tay. Một cầu tay mới cần thời gian trưởng thành ít nhất 1 tháng, lý tưởng nhất là từ 3 - 4 tháng mới có thể dùng để chạy thận được.

Phẫu thuật đường vào mạch máu chuẩn bị chạy thận nhân tạo

Phẫu thuật đường vào mạch máu chuẩn bị chạy thận nhân tạo

Quá trình lọc máu

Trong quá trình lọc máu, có 2 cây kim được đưa vào cánh tay và cố định để duy trì an toàn. Mỗi kim được gắn vào một ống nhựa dẻo, kết nối với máy tính được gọi là dialyzer. Thông qua ống thứ 1, máy lọc máu cho phép chất thải và chất lỏng được loại bỏ khỏi máu vào một chất tẩy rửa được gọi là dialysate. Máu được lọc sẽ trở lại cơ thể qua ống thứ 2.

Chạy thận nhân tạo có thể tiềm ẩn nguy cơ gây chuột rút ở bụng và buồn nôn khi chất lỏng dư thừa được lấy ra từ cơ thể. Lúc này, huyết áp và nhịp tim có thể dao động, nên bác sĩ cần kiểm tra nhiều lần trong thời gian chạy thận.

Để phòng tránh các sự cố y khoa không mong muốn, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị các đơn vị trực tiếp thực hiện chạy thận nhân tạo tuân thủ nghiêm túc đúng hướng dẫn quy trình lọc máu chu kỳ bằng kỹ thuật thận nhân tạo. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị: Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế nghiêm túc triển khai thực hiện; Báo cáo kết quả về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh để tổng hợp báo cáo lãnh đạo bộ. Các cơ sở y tế cần phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật rửa, kiểm soát nhiễm khuẩn và rà soát lại toàn bộ những bước chuẩn bị máy chạy thận nhân tạo, lọc thận và hệ thống xử lý, thuốc chống sốc phản vệ, quy trình vận hành máy móc, hồ sơ bệnh án và các vấn đề liên quan khác đến chạy thận nhân tạo.

Hỗ trợ cải thiện chức năng thận nhờ thảo dược

Bên cạnh tuân thủ tần suất chạy thận chu kỳ, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để có sức khỏe tốt nhất. Một số yêu cầu về dinh dưỡng mà người chạy thận lâu năm cần nhớ là:

● Đủ đạm, nhiều đạm hơn người bình thường: Người bình thường cần 1g/kg/ngày thì người phải chạy thận cần ở mức 1,2 - 1,4 g/kg/ngày.

● Đảm bảo 50% lượng đạm nguồn gốc động vật, giàu acid amin thiết yếu.

● Đủ năng lượng: Ít nhất cần đạt khoảng 35 - 40 kcal/kg/ngày.

● Đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.

● Ít nước, natri, kali, phosphate, giàu calci.

● Điều chỉnh nhu cầu ăn theo diễn biến của bệnh.

Nhiều người băn khoăn rằng: Nếu tuân thủ chỉ định điều trị thì chạy thận nhân tạo sống được bao lâu? Thời gian sống sẽ khác nhau, phụ thuộc vào thể lực, giai đoạn bệnh, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc có tốt không. Trung bình, nếu như bệnh nhân được thực hiện lọc máu định kỳ sẽ sống được từ 5 - 10 năm. Nhiều trường hợp có thể kéo dài từ 20 - 30 năm. Để giúp tình trạng tiến triển tốt hơn và giảm số lần chạy thận, bạn cần phải sống lạc quan kết hợp sử dụng một số sản phẩm thảo dược tự nhiên. Tiêu biểu như Ích Thận Vương.

Ích Thận Vương - Dùng cho người suy thận, chạy thận

Ích Thận Vương - Dùng cho người suy thận, chạy thận

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Thận Vương có thành phần chính chiết xuất từ cây dành dành. Thảo dược này đã được nghiên cứu vào năm 2017 chứng minh có tác dụng bảo vệ thận, ức chế quá trình dịch chuyển biểu mô, trung mô, chống xơ hóa thận, ngăn ngừa suy thận.

Ngoài ra, Ích Thận Vương còn có sự kết hợp với các vị thuốc lợi tiểu, tốt cho thận như đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề, bạch phục linh, linh chi đỏ,... sản xuất theo công nghệ lượng tử tiên tiến giúp phòng ngừa, cải thiện chức năng thận, hỗ trợ điều trị, làm chậm tiến trình suy thận, giảm nhu cầu lọc máu ở người bị suy thận, ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những yếu tố nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, sỏi thận,...

Ích Thận Vương cũng nhận được sự quan tâm đông đảo người sử dụng. Có đến 92,9% người dùng hài lòng khi sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương để cải thiện triệu chứng suy thận (theo khảo sát của VN-Economy năm 2021). Mới đây, Ích Thận Vương còn vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu mạnh Quốc gia, một lần nữa khẳng định hiệu quả của sản phẩm với những người suy thận, chạy thận hay muốn phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Hãy tập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng sản phẩm Ích Thận Vương hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng suy thận mỗi ngày, bạn nhé!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

* Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc

Theo Đời sống
back to top